Bí kíp thăng tiến then chốt của dân công sở: Luôn ghi nhớ 3 điều sau để làm mát mặt sếp!
Bất kỳ ai đi làm đều hiểu sếp là người có thẩm quyền rất lớn đối với và là người trực tiếp tác động đến thành công của bất kỳ nhân vien nào. Sếp có thể ghi nhận những thành công mà cũng có quyền khiển trách bạn khi bạn thất bại, dù ghi nhận hay khiển trách đó có xác đáng hay không.
Do đó cách một nhân viên công sở khôn ngoan muốn thăng tiến trong sự nghiệp là làm sếp mát mặt. Một trong những cách tốt nhất để khiến sếp mát mặt là phải làm việc thật tốt. Nếu bạn xuất hàng đúng thời gian và thậm chí còn sớm hơn mong đợi, rõ ràng, bạn là người góp phần vào thành công của sếp, và bạn đang giúp sếp tạo dựng phạm vi trách nhiệm của người đóng góp cho toàn thể công ty.
Ngoài làm việc tốt, bạn cần nhớ thêm những điều sau đây:
Không bao giờ buôn chuyện về sếp
Buôn chuyện về cơ bản rất nguy hiểm, và buôn chuyện về sếp thì lại còn tầm cỡ "kích hoạt phóng xạ" nữa ấy chứ. Nếu "kích hoạt" ấy động đến sếp, sếp sẽ dùng quyền lực mà vô hiệu hóa bạn luôn. Tội phản bội bao giờ cũng bị trừng trị nhanh chóng và kinh khủng hơn tội thiếu năng lực nhiều. Một tay trình độ chuyên môn kém nhưng giỏi nịnh sẽ có vòng an toàn nghề nghiệp chắc chắn hơn một anh chàng phiến loạn đầy năng lực.
Nếu bạn thực sự có những phiền não về sếp, chỉ nên giữ trong lòng thôi, hoặc phải biết chọn đúng kênh mà kiến nghị, chẳng hạn như gặp mặt trực tiếp sếp, hoặc gặp riêng người bên phòng Nhân sự chẳng hạn.
Nhớ nhé bạn, con dao bạn dùng để đâm sau lưng người khác cũng vấy đầy dấu vân tay của bạn rồi.
Cung cấp cho sếp những thông tin quan trọng
Để giúp sếp trông thật oách, hãy giúp sếp hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết để ông có thể ra quyết định khôn ngoan và đúng lúc.
Trong nền kinh tế tri thức, bạn cũng giống như tấm màng lọc thông tin cho sếp vậy. Bạn là tấm lọc tốt và hiệu quả chứ? Hay bạn vẫn để lọt những chất thải độc hại hay thậm chí tệ hơn, đôi khi còn làm tắc luôn đường ống nữa? Bạn có cho sếp biết quá nhiều thông tin, làm sếp bị rối bởi những tin vặt vãnh không cần thiết không? Bạn có giấu những thông tin quan trọng không cho sếp biết, để rồi sếp không kịp chuẩn bị ứng phó với những rủi ro mà bạn đã thấy manh nha xuất hiện không?
Một cấp dưới được việc sẽ lọc thông tin một cách chuẩn xác. Lọc thông tin hiệu quả sẽ giúp bạn trở thành một phụ tá đắc lực, đáng mong ước và đáng tôn trọng. Nếu bạn làm không nên hồn thì bạn lại biến mình thành cơn ác mộng của cấp trên.
Rất nhiều bạn trẻ tốn quá nhiều thời gian vào việc trình tất cả mọi chuyện lên sếp. Họ do dự không dám tự quyết định và cần được phản hồi liên tục. Điều này thực sự đã được phản ánh qua ngôn ngữ họ dùng. Thay vì nhận về một rắc rối hoặc sai sót để tự giải quyết hoặc đảm bảo với sếp khả năng xử lý của mình, họ lại nói "Em sẽ cố" hoặc "Em sẽ cố gắng hết sức" trong khi điều sếp mong muốn được nghe lại là "Em sẽ lo việc này", "Em sẽ giải quyết được chuyện này. Sếp cứ tin ở em.", hoặc là "Xin sếp đừng lo nghĩ thêm nữa. Em đã kiểm soát được tình hình rồi ạ."
Khi bạn không chắc chắn có nên nói chuyện gì đó cho sếp hay không, hãy thừa nhận điều đó. Nhất là khi bạn phải đối mặt với những tin đồn hay những chuyện lộn xộn trong phạm vi trách nhiệm của sếp. Đến gặp sếp và nói, "Em không chắc chuyện này có quan trọng với sếp hay không, nhưng em vẫn muốn trình việc này lên. Sếp có thời gian không ạ?" hoàn toàn không làm sao hết! Nếu chuyện đó không quan trọng, bạn sẽ biết ngay. Còn nếu nó quan trọng, bạn sẽ được sếp đánh giá tốt vì đã báo cho sếp.
Việc của bạn là khám phá xem sếp cần những loại thông tin gì, cần nhiều bao nhiêu và khi nào thì cần. Bạn càng làm tốt việc đó chừng nào, bạn càng được đánh giá cao chừng đó, và công việc của sếp bạn nhờ vậy cũng được tốt hơn. Và sếp càng làm tốt hơn bao nhiêu, bạn càng được sếp coi trọng bấy nhiêu.
Đừng biến mình thành "suối nguồn của sự ngạc nhiên"
Các sếp trông đợi báo cáo trực tiếp của bạn sẽ khác biệt như thế nào khi vị trí của bạn được nâng cao trong tổ chức. Và cốt yếu là, với những loại hình công việc mà bạn làm trong mười năm đầu trên quan lộ, các ông chủ cần nhân viên của mình làm việc thật tốt và những dòng thông tin thích hợp. Nhưng khi nhân viên đã tiến gần đến chặng "lãnh đạo cấp cao", chủ doanh nghiệp bắt đầu mong muốn những thứ khác nữa – ông ta không muốn nhận lấy những điều khiến ông ta sửng sốt.
Hãy coi chức năng của người đứng đầu tổ chức hay giám đốc điều hành cũng giống như một anh phi công vậy, nhưng người phi công này ngồi trong khoang lái không có cửa sổ, xung quanh là rất nhiều người cung cấp dòng dữ kiện. Giám đốc điều hành lèo lái chiếc máy bay này dựa trên những dữ liệu cấp dưới trình lên. Khi không còn nhận được dữ liệu nữa, sếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc lái máy bay tới sân bay trơn tru và an toàn, và tốn ít nhiên liệu nhất.
Trở thành nguồn dữ liệu tồi cũng là biến mình thành nguồn gây ngạc nhiên, là đưa toàn bộ chuyến bay vào tình trạng nguy hiểm. Như vậy, là người hay gây ra những điều ngạc nhiên trong công việc khi đã tiến lên hàng lãnh đạo cấp cao chỉ khiến sự nghiệp của bạn bị đe dọa mà thôi. Thà không nổi bật nhưng dễ dự đoán, thực sự, còn tốt hơn rất nhiều khi mang tiếng là ngôi sao khó đoán.