Bệnh Gout đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân đến từ những thói quen không ngờ này

08/08/2019 16:15 PM | Sống

Nếu như trước đây, càng lớn tuổi mới càng dễ mắc bệnh gout thì hiện nay lứa tuổi mắc bệnh chính hiện nay lại là 30-40 tuổi. Báo động hơn, đã xuất hiện những trường hợp mắc gout khi mới 20 tuổi. Tất cả xuất phát từ lối sống hiện đại và thói quen không lành mạnh.

Gout là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp. Điều đáng quan ngại là người mắc gout ngày càng trẻ hóa. Cứ 4 người đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp của BV và được chẩn đoán mắc gout, thì có từ 1 đến 2 người trong độ tuổi 30 - 40 và tỉ lệ này ngày càng gia tăng.

Bệnh Gout biển hiện bằng cơ đau cấp tính. Cơn đau sẽ khởi phát đột ngột vào ban đêm sau một bữa ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia hay sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Biểu hiện sưng đau dữ dội ở khớp chi dưới (thường là mắt cá hoặc khớp ngón chân cái), đi kèm là vùng da tấy đỏ và ngứa ran khiến cảm giác càng khó chịu. Cơn đau sẽ biến mất sau 1 đến 2 tuần, tuy nhiên cơn đau cấp tiếp theo sẽ đến sau vài tháng hoặc vài năm. Khi cơn đau cấp tính xuất hiện thường xuyên hơn, bệnh gout chuyển thành bệnh mãn tính. Và sau 5-10 năm nếu không được kiểm soát, cấu trúc khớp và chức năng thận của người bệnh sẽ bị phá hủy, gây suy thận nặng.

Bệnh Gout đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân đến từ những thói quen không ngờ này - Ảnh 1.

Những cơn đau được bệnh nhân mô tả là cảm giác tê buốt, nhất là khi về đêm, cơ đau càng mạnh khi phải đi lại, vận động. Tránh những thói quen tai hại dưới đây là bạn cũng tránh xa được những cơn đau kể trên của bệnh gout

Nhịn tiểu

Gan làm chức năng giải độc cho cơ thể, còn thận là nơi đào thải những chất độc đó ra bên ngoài, trong đó có axit uric, tác nhân gây ra bệnh gout. Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, lượng axit uric lại tích tụ trên đường tiểu do không được thải ra và thấm ngược lại vào máu. Vì vậy, dù công việc có nhiều đến đâu, dành lấy 5 phút đứng dậy và đi tiểu sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn hơn bạn nghĩ.

Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Sau một ngày bận rộn, thức khuya là cách đa số mọi người lựa chọn để dành thêm thời gian cho bản thân hay tiếp tục công việc. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng bắt đầu quá trình tự phục hồi và đào thải độc tố khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu, càng thức khuya bạn càng trì hoãn quá trình này của cơ thể. Thức khuya càng lâu sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất của cơ thể chúng ta và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Thức khuya gây sự chuyển hóa bất thường của axit uric trong thận và làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric tích tụ quá cao sẽ bệnh gout.

Uống rượu, bia

Bên cạnh nội tạng động vật, hải sản, bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gout. Trong quá trình theo dõi hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã nhận thấy: những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.

Bệnh Gout đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân đến từ những thói quen không ngờ này - Ảnh 3.

Không giống như bia, rượu tuy không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào, song đây là đồ uống cần nên tránh. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Theo các bác sỹ, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.

Uống ít nước

Uống quá ít nước mỗi ngày gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric ở thận, dẫn đến bệnh gout. Vì vậy bạn cần uống nhiều nước để làm loãng lượng axit uric. Uống nhiều nước cũng có thể làm tăng tần suất đi tiểu, có lợi trong việc đào thải axit uric.

Hoàng Lân

Cùng chuyên mục
XEM