Báo Trung Quốc: Việt Nam tăng vọt nhập ô tô ngoại, liệu thương hiệu Vinfast có thể cất cánh?
cái tên đánh dấu tham vọng trở thành thương hiệu xe hơi quốc gia của Việt Nam, đã ra mắt hai mẫu xe hạng sang. Nhưng hiện thực hóa tham vọng đó cũng đồng nghĩa với việc phải đối đầu với rất nhiều thách thức.
Với sự ra mắt gần đây của Lux A2.0, một chiếc xe bán lẻ có giá 65.000 đô USD và chiếc SUV Lux SA2.0 có giá khởi điểm 86.000 USD, hy vọng Vinfast sẽ không đi vào vết xe đổ của các công ty xe hơi Đông Nam Á khác, như Proton của Malaysia, với màn ra mắt vô cùng hoành tráng nhưng dần trở nên đình trệ sau này.
Hai mẫu xe được Pininfarina thiết kế và dựa trên công nghệ BMW đã ra mắt trường quốc tế tại Paris Motor Show vào tháng 10/2018, một sự kiện có sự xuất hiện của David Beckham.
Bà Lê Thị Thu Thủy, chủ tịch VinFast chia sẻ: "Vinfast có tầm nhìn trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, hội tụ những tinh hoa của ngành công nghiệp ô tô để tạo ra những sản phẩm đẳng cấp thế giới, mang lại giá trị mà người Việt Nam có thể tự hào và sản phẩm có giá cả phải chăng cho khách hàng Việt Nam".
Nhưng hiện thực hóa tham vọng đó cũng đồng nghĩa với việc phải đối đầu với rất nhiều thách thức.
Với một nền kinh tế đang phát triển nhanh, các thương hiệu ngoại xa xỉ thường được coi là biểu tượng của sự thành công, đặc biệt là với các doanh nhân. Vinfast sẽ cần phải thuyết phục được người tiêu dùng Việt Nam rằng những chiếc xe sang trọng của họ là một sự thay thế khả thi cho các mẫu xe BMW, Mercedes và Lexus.
Bà Lê Thị Thu Thủy tiết lộ, doanh số bán hàng đã tăng mạnh: "Vào thời điểm khai trương nhà máy sản xuất ô tô của chúng tôi vào ngày 14/6, Vinfast đã nhận được 10.000 đơn đặt hàng cho ba mẫu xe".
Mẫu xe Fadil bắt đầu được giao vào ngày 17/6/2019, thời điểm đó, 650 chiếc xe được bàn giao cho khách hàng.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, ô tô nhập khẩu đã tăng tới 36% trong 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu ô tô đã giảm hồi đầu năm 2018 khi Chính phủ đưa ra các quy định mới nghiêm ngặt về nhập khẩu, nhưng con số này đã phục hồi.
Cụ thể, lượng nhập khẩu trong tháng 7 là 11.609 chiếc, tương ứng gần 259 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng 6 là 10.540 chiếc với trị giá là 254 triệu USD.
Trong tháng 7/2019, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 5 thị trường chính là từ Thái Lan với 6.572 chiếc, từ Indonesia với 3.210 chiếc, từ Trung Quốc với 600 chiếc, từ Nhật Bản với 201 chiếc và từ Hàn Quốc với 157 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm tới 96% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, Việt Nam nhập khẩu tới 86.969 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, gấp gần 4,6 lần so với con số 18.888 chiếc của cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 63.063 chiếc, gấp 5 lần; ô tô vận tải là 20.805 chiếc, gấp gần 3 lần so với 7 tháng năm 2018.
Hiệp hội nhà sản xuất ô tô Việt Nam theo dõi dữ liệu về ô tô được chế tạo trong nước. Theo báo cáo của họ từ tháng 6, tháng gần đây nhất có số liệu thống kê, 1.434 chiếc xe Mercedes-Benz đã được bán ra kể từ đầu năm, Lexus là 871.
"Chiến lược của chúng tôi là tập trung vào việc sản xuất những chiếc xe an toàn, đáng tin cậy và chất lượng cao, có thiết kế thanh lịch, hợp thời trang và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế", bà Thủy nói. "Chúng tôi cũng đang duy trì tốc độ hoạt động, để gây dựng uy tín của chúng tôi trong lòng khách hàng, trước hết là ra mắt sản phẩm đúng hạn, theo đúng cam kết mà chúng tôi đã đặt ra".