Bằng chứng cho thấy khả năng Tesla sắp phá sản là thật và nó sẽ đến rất bất ngờ

02/04/2018 09:40 AM | Kinh doanh

Tesla gần như sống nhờ vay mượn, một phương pháp không còn lạ lẫm đối với ngành sản xuất xe hơi. Nhưng đó là một thói quen rủi ro hơn nhiều người nghĩ.

Trong tiểu thuyết "Mặt trời vẫn mọc" của Ernest Hemingway, có đoạn 2 nhân vật nói về sự suy thoái tài chính như thế này:

Một người hỏi: "Tại sao anh lại phá sản?"

Người kia đáp: "Có 2 đoạn: Một cách từ từ và sau đó bất chợt".

Ở một khía cạnh nào đó, đây chính là những gì đang xảy ra với Tesla. Tôi không nói rằng công ty sẽ phá sản đột ngột, nhưng rủi ro đó đang tồn tại vài năm qua khi họ tiêu tốn hàng tỉ USD, và phải nhờ sự giúp đỡ của thị trường vốn và trái phiếu.

Bảng cân đối kế toán của công ty không được đẹp cho lắm và cổ phiểu đã giảm tới gần 30% trong tháng vừa qua khiến giấc mơ tăng vốn hóa thị trường lên mức 400 USD mờ nhạt đi một cách nhanh chóng. Tháng tư và 5 tới, Tesla sẽ công bố báo cáo quý vừa qua nhưng không ai hy vọng có được tin tức nào nổi bật trong đó bởi sản lượng Model 3 vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặc dù quý 4/2017 Tesla đã chi tiêu ít hơn nhưng nhiều khả năng trong năm nay họ sẽ lại phải tiếp tục "đốt tiền" ở một tỉ lệ cao chưa từng có.

Mối lo ngại chính của công ty đó là thị trường trái phiếu. Năm qua, Tesla phát hành trái phiếu lãi suất cao, và Moody đã ghi giảm mức tín nhiệm của công ty. Động thái này gây ảnh hưởng xấu tới công ty và là nguyên nhân gây giảm giá cổ phiếu.

Khi Tesla công bố bán trái phiếu, rủi ro chính là định hướng lâu dài của nhà đầu tư. Ở thị trường vốn, người mua rất tin tưởng vào công ty, sẵn sàng bỏ qua những cảnh báo cơ bản về tăng trưởng, nhưng ở thị trường nợ, tính toán về rủi ro luôn luôn được đề cập đến, nhất là khi trái phiếu phát hành có lãi suất cao, khiến nó có tính rủi ro cao.

Thị trường trái phiếu đã bắt đầu dậy sóng về Tesla. Trong thứ 4 này, Molly Smith của trang Bloomberg nói rằng: "Giá trị trái phiếu của Tesla giảm xuống mức thấp 86 cent cho 1 USD, một dấu hiệu rõ ràng rằng chủ nợ không tin rằng đây là một công ty tốt".

Lý do đó là: Suốt kể từ năm 2010, Tesla vẫn chưa thể kiếm được tiền và họ phải sử dụng các biện pháp như tăng vốn, yêu cầu khách hàng đặt cọc, và gần đây nhất là phát hành trái phiếu lãi suất cao để làm nguồn chi phí hoạt động. Vấn đề này đã xảy ra rất nhiều năm qua, ảnh hưởng tới tương lai của công ty. Đó chính là giai đoan "từ từ". Giờ đây, "sự bất chợt" đang xảy ra, và mối lo ngại đang đến với những cổ đông.

Bằng chứng cho thấy khả năng Tesla sắp phá sản là thật và nó sẽ đến rất bất ngờ - Ảnh 1.

Đây không phải là lần khủng hoảng đầu tiên của Tesla, và Elon Musk có vài lựa chọn. Năm ngoái, ông đã bán 5% cổ phần tại công ty cho Tencent. Trong quá khứ cả Daimler và Toyota cũng đã mua và sau đó bán đi. Nếu cổ phiếu Tesla giữ ở mức 250 USD, công ty vẫn có cơ hội gọi thêm vốn – thực ra, nhà đầu tư sẽ còn hưng phấn hơn trước, vì cố phiếu giảm tới mức nhiều người nghĩ là rẻ. Adam Jonas, nhà phân tích tại Morgan Stanley, khuyến nghị mức giá tương lai tới 379 USD, khuyên nên mua cổ phiếu trong tuần qua.

Kể cả giá giảm dưới 250 USD, mức mà tôi nghĩ Musk sẽ phải gọi thêm vốn, Tesla vẫn có cách trước khi mọi chuyện trở nên xấu đi. Sự hoảng loạn sẽ gây ra lực bán mạnh xuống mức 150 USD hoặc 200 USD, thậm chí tới mức đó, mong muốn bắt đáy sẽ kéo giá trị của cổ phiếu lên.

Những vụ sụp đổ bất chợt không hề mới trong thị trường ô tô

Tuy nhiên, những lời cảnh báo ở thị trường nợ không nên bỏ qua. Sản xuất xe ô tô là thị trường cần nhiều vốn, Tesla đã đốt hơn 3 tỉ USD trong năm qua, dự đoán công ty sẽ thiếu tiền trong năm nay nếu không có thêm hỗ trợ. Những công ty xe hơi truyền thống thường sử dụng chu kỳ 3 năm khi doanh thu bùng nổ và lợi nhuận ổn định để cạnh tranh với những ông lớn trong ngành.

Tuy nhiên những công ty đó có khả năng vì có sự giúp đỡ của những quỹ đầu tư tên tuổi. General Motors không đi theo hướng Tesla đang làm. Nếu GM có 400.000 đơn đặt trước, như Tesla đang có cho Model 3, công ty này sẽ chuyển công suất các nhà máy để sản xuất mẫu xe đó. Nhưng Tesla đi lên từ con số 0 và phải chi một lượng lớn tiền để vượt qua "địa ngục" này.

Tesla gần như sống nhờ vay mượn, một phương pháp không còn lạ lẫm đối với ngành sản xuất xe hơi. Nhưng đó là một thói quen rủi ro hơn nhiều người nghĩ. Những năm 2008-2009 khi thế giới chìm trong khủng khoảng tài chính, Detroit đã sụp đổ. Và trong năm đó, GM và Chrysler đã phá sản, Ford thì phải thế chấp tất cả để vượt qua khó khăn.

Nếu nhìn vào thị trường xe ô tô hiện tại, chúng ta có thể thấy một vài vấn đề đang nổi lên: Thương vụ giữa Nissan và Renault có thể sẽ sinh ra một nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới, nhưng để đạt được điều đó, chi phí phải trả cho lượng cổ phần của công ty là rất lớn; Volkswagen đang hoạt động tốt ở Bắc Mỹ; Ford đang cơ cấu lại đội ngũ quản lý của họ.

Với những điều kiện tốt như tỉ lệ thất nghiệp thấp, một nền kinh tế Mỹ vững mạnh, chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp, và vay nợ dễ dàng, các công ty đều đã sẵn sàng cho chu kỳ suy thoái mặc dù chưa đến, nhưng sẽ đến.

Nhưng Tesla không thuộc nhóm này. Công ty nhận được nhiều sự chú ý, nhưng chưa công ty nào chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm tới 30% trong một thời gian ngắn như vậy trong quá trình phát triển. Và cũng chưa công ty nào đang nằm trên một đống nợ lãi suất cao đến thế.

Theo một cách nào đó, sự lệch pha của Tesla với chu kỳ bùng nổ ở Mỹ đã củng cố thêm lợi nhuận cho những công ty sản xuất xe truyền thống. Trong khi Tesla đốt tiền từ 2010, GM đã kiếm được 70 tỉ USD từ năm 2010.

Bằng chứng cho thấy khả năng Tesla sắp phá sản là thật và nó sẽ đến rất bất ngờ - Ảnh 2.

Trong năm 2017, không ai quan tâm về vấn đề đó, và cổ phiếu Tesla đã chạm mốc đỉnh. Điều đó làm lu mờ vụ khủng hoảng về sản xuất mà Tesla đang gặp phải. Giờ đây, ảnh hưởng của nó nghiêm trọng hơn người ta nghĩ.

Chúng ta không thể ngó lơ sự hoảng loạn của chủ nợ. Thực ra mà nói, trong giới sản xuất xe, sự hoảng loạn của chủ nợ là điều tuyệt đối quan tâm. Cổ phiếu của GM và Ford không lên xuống bất thường vì họ không sử dụng vốn để trang trải cho chi phí hoạt động. Họ có lợi nhuận để bù đắp vào. Và nếu họ thiếu tài chính, công ty phát hành nợ. Vì vậy, khi mọi chuyện xấu đi, các chủ nợ chịu rủi ro lớn nhất.

Điều rút ra ở đây chính là trong những năm qua, Tesla không có nợ (các khoản nợ được công ty chuyển thành vốn) và chúng ta chỉ chú ý vào giá cổ phiếu. hiện tại, công ty có một khoản nợ khác lớn để lo - sau khi họ sáp nhập với Solar city vào năm 2016. Và khối nợ này cho chúng ta biết thực tế tương lai của Tesla, làm lung lay những kỳ vọng vào công ty.

Nhưng nếu Tesla vượt khỏi khủng hoảng với vốn hóa phản ánh thực chất công ty, và định hướng một cách thực tế giá trị của công ty trong tương lai, thì chúng ta phải cảm ơn khoản nợ mà công ty đang có.

Vân Đàm

Từ khóa:  tesla
Cùng chuyên mục
XEM