Bạn không biết tại sao NFT có giá đến hàng triệu USD? Vì bạn chưa suy nghĩ như người giàu thôi!

13/12/2021 16:00 PM | Kinh doanh

Theo một blogger danh tiếng, nếu không có các màn hình phân giải siêu cao như những người giàu, bạn sẽ khó có thể hiểu tại sao các file NFT lại có giá đến hàng triệu USD như hiện tại.

Chắc hẳn có rất nhiều người không hiểu nổi tại sao những file kỹ thuật số NFT – không sờ nắm được, không rõ hiển thị như thế nào – lại có thể có giá đến hàng triệu USD. Nhưng theo một blogger công nghệ nổi tiếng, việc mọi người không nhận ra được giá trị của nó là vì không nhìn bằng những phương tiện xứng đáng với chúng – ví dụ các màn hình 12K.

Đó là lời giải thích của Robert Scoble – blogger công nghệ nổi tiếng lâu năm về loại tài sản kỹ thuật số mới này. Bắt đầu nổi tiếng từ khi làm việc tại Microsoft vào năm 2003, Robert Scoble được biết đến như một người truyền bá công nghệ khi các bài viết trên blog của anh thường giúp mọi người nhìn nhận ra tầm quan trọng và vai trò của các công nghệ mới trong tương lai.

Một trong những lời khuyên đáng chú ý nhất của Scoble là việc kêu gọi sử dụng Viber, nhấn mạnh rằng đây là một trong các ứng dụng "phải có" trên iOS từ năm 2011 – chỉ vài tháng sau khi ứng dụng này ra mắt. Quả thật, không lâu sau khi ra mắt, ứng dụng nhắn tin này đã tăng trưởng bùng nổ, đạt 200 triệu người dùng vào năm 2013 cũng như khởi đầu cho cuộc đua giữa các ứng dụng nhắn tin tức thời trên toàn cầu sau đó.

 Bạn không biết tại sao NFT có giá đến hàng triệu USD? Vì bạn chưa suy nghĩ như người giàu thôi!  - Ảnh 1.

Trong bài viết mới đây của mình trên Facebook, Scoble mang lại một góc nhìn mới về giá trị của các file NFT cũng như lý do tại sao lại có những người bỏ ra hàng triệu USD cho những file kỹ thuật số này.

Theo Scoble, việc những người giàu có bỏ ra hàng triệu USD để sở hữu những file NFT là vì họ đang bắt đầu tiếp cận những thiết bị mà người bình thường chưa thể có – các màn hình 12K với độ phân giải lên tới 11520x2160 pixel.

Tự thừa nhận mình là người "đã đến nhiều viện bảo tàng nghệ thuật đẹp nhất thế giới", nhưng khi nhìn thấy một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trên màn hình 12K, Scoble vẫn phải thốt lên nó thật "tuyệt diệu".

Để thấy được tại sao bạn lại cần các màn hình độ phân giải siêu cao để tận hưởng hết những tác phẩm nghệ thuật NFT này, hãy nhìn vào tác phẩm "Everydays: The First 5000 Days" của nghệ sĩ Beeple mới được bán với giá 69 triệu USD vào đầu năm nay. Đúng như tên gọi của mình, tác phẩm này là tổng hợp hàng nghìn bức tranh nhỏ khác được Beeple tạo ra từ nhiều năm nay.

 Bạn không biết tại sao NFT có giá đến hàng triệu USD? Vì bạn chưa suy nghĩ như người giàu thôi!  - Ảnh 2.
 Bạn không biết tại sao NFT có giá đến hàng triệu USD? Vì bạn chưa suy nghĩ như người giàu thôi!  - Ảnh 3.

Tác phẩm "Everydays: The First 5000 Days" của Beeple từng được bán với giá 69 triệu USD đầu năm nay.

Số lượng tác phẩm lồng ghép bên trong nó lớn đến mức, nếu không có một màn hình lớn với độ phân giải cao, người xem sẽ không thể thấy được mức độ chi tiết của mỗi tác phẩm nhỏ trong đó.

Thế nhưng không dễ có được các màn hình độ phân giải cao đến như vậy. Hiện tại, các màn hình thương mại có độ phân giải cao nhất hiện tại là 8K, nhưng cũng đã khá đắt đỏ so với phần đông người dùng.

Hiện vẫn hiếm có màn hình 12K nào trên thị trường, nhưng vào năm 2019, Sony từng giới thiệu một màn hình 16K, được tạo thành từ 576 module màn hình Crystal LED với nhau, để tạo thành một TV khổng lồ với chiều cao hơn 5m và dài gần 20m. Mức giá của nó cũng khổng lồ không kém kích thước – khoảng 5 triệu USD – nhưng với giới siêu giàu, có vẻ đó vẫn là mức giá hợp lý để thưởng thức các tác phẩm triệu USD mà họ sở hữu.

 Bạn không biết tại sao NFT có giá đến hàng triệu USD? Vì bạn chưa suy nghĩ như người giàu thôi!  - Ảnh 4.

TV Sony với độ phân giải 16K từng được giới thiệu vào năm 2019

Ngay cả khi chỉ được trải nghiệm chúng trên màn hình 4K – "tốt nhất trong tầm giá dưới 10.000 USD", Scoble cũng cảm thấy nó thật tuyệt diệu. Với cơn sốt NFT đang xảy ra trong năm nay, dễ hiểu vì sao Scoble tin rằng, nếu Apple kịp ra mắt một màn hình cao cấp vào năm tới, rất nhiều người sẽ đổ xô đi mua nó.

Nhưng Scoble cũng khuyên mọi người đừng vội vàng lao theo những công nghệ quá đắt đỏ, ngoài tầm với của mình. Theo thời gian, công nghệ thường mất giá nhiều hơn là tăng giá. Ví dụ, "năm 1989, một chiếc máy in Steve Wozniak đã mua có giá 45.000 USD, giờ đây một chiếc máy in giá 70 USD còn tốt hơn thế."

Theo Nguyễn Hải

Cùng chuyên mục
XEM