Bạn cứ than làm giàu khó lắm, nhưng tôi thấy chẳng khó khăn gì: Đây là 8 bí quyết, tôi đã thử áp dụng và thành công mĩ mãn!

01/04/2019 09:13 AM | Sống

Cuối tháng lúc nào cũng "bí tiền"? Không quản lý được tài chính, không biết tiền kiếm được đã đi đâu. Đừng để những vấn đề này đè bẹp bạn, hãy học cách quản lý tài chính ngay từ bây giờ, tự tích tiền cho những dự định trong tương lai của chính mình.

Quy tắc phân bố 3 phần thu nhập

Sau khi lãnh tiền lương mỗi tháng, đừng vội vàng tiêu xài ngay, hãy chia chúng ra làm ba phần, gồm:

1,  Tiền sinh hoạt phí 1/3: Tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền mạng, tiền mua gạo, dầu ăn,… những khoản không thể bỏ được trong sinh hoạt.

2,  Tiền tiết kiệm 1/3: Gửi vào tài khoản ngân hàng, đối với những việc không cần thiết hoặc chưa thực sự cần thiết, đừng bao giờ tiêu số tiền này.

3, Tiền cho nhu cầu cá nhân 1/3: Số tiền này hãy dành chúng cho những mục tiêu của bạn, hoặc là những nhu cầu cá nhân, ví dụ như đi du lịch, đi mua sắm, tiệc tùng với bạn bè,… Hãy khống chế số tiền này thật tốt, đừng để chúng vượt quá con số ban đầu mà bạn đã đặt ra nhé.

Bạn cứ than làm giàu khó lắm, nhưng tôi thấy chẳng khó khăn gì: Đây là 8 bí quyết, tôi đã thử áp dụng và thành công mĩ mãn!  - Ảnh 1.

Ít nhất là tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng

Hãy chắc chắn rằng số tiền mà bạn bỏ ra để tiết kiệm cho bản thân không dưới 10% mỗi tháng. Ví dụ thu nhập của bạn khoảng 5tr/ tháng, vậy thì bạn sẽ có ít nhất khoảng 500 ngàn tiền tiết kiệm mỗi tháng đó. Nếu như tiêu phung phí, có thể rút bớt số tiền tiết kiệm lại, nhưng không được dưới 10%.

Đối với khoản tiền này, hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ động đến chúng, Nguyên tắc của việc tiết kiệm này chính là: Bạn phải giữ được ít nhất từ 3 – 6 tháng tiền gửi trong tài khoản.

Hãy luôn nghĩ đến mục đích mà bạn tiết kiệm tiền

Hãy liệt kê ra những mục đích mà bạn muốn làm với số tiền tiết kiệm, có thể chỉ là mua một món đồ đắt tiền thôi. Mục đích của việc làm này chính là:

1, Giúp mỗi giấc mơ của bạn trở thành ham muốn, và biến chúng thành động lực để bạn cố gắng và nỗ lực hơn.

2, Khống chế sự tiêu xài quá hạn.

Để làm được việc đó thì bạn phải:

- Đầu tiên chắc chắn là liệt kê ra những điều bạn muốn làm với số tiền cùa mình, bao gồm số tiền cần tiết kiệm, thời gian bắt đầu, và thời gian hoàn thành nó.

- Sau đó thì hãy đánh dấu vào những mục tiêu đó, và chuyển tiền vào một tài khoản đặc biệt cho mục tiêu của bạn.

- Thống kê số tiền mà bạn đề ra, so sánh với số tiền tiết kiệm được trong thời gian hoạch định, so sánh độ chênh lệch.

Bạn cứ than làm giàu khó lắm, nhưng tôi thấy chẳng khó khăn gì: Đây là 8 bí quyết, tôi đã thử áp dụng và thành công mĩ mãn!  - Ảnh 2.

Từng bước tiết kiệm tiền

Mục đích:

- Học cách tiết kiệm tiền thu nhập, đặc biệt là đối với những người phung phí,  tháng nào cũng âm tiền sinh hoạt.

- Thông qua phương pháp này có thể biết cách tiết kiêm những khoản tiền không cần thiết.

- Tích tiểu thành đại, biết cách tiết kiệm tiền cho những mục đích lớn hơn chứ không chỉ là những khoản tiêu vặt.

Phương pháp: 

Tùy thuộc vào mức chi tiêu, hãy bắt đầu với những khoản tiết kiệm theo từng tuần. Ví dụ tuần đầu tiên tiết kiệm 50 ngàn, tuần tiếp theo là 100, tuần tiếp nữa là 120 ngàn….và cố gắng tăng dần con số đó lên. Vậy thì con số tiết kiệm của bạn bắt đầu từ 50 ngàn đầu tiên và lên tới con số vài chục, hoặc vài trăm triệu.

Học cách ghi lại những khoản đã chi tiêu

Ghi lại những khoản đã chi tiêu có thể giúp bạn biết rằng tiền hàng tháng của mình đã đi đâu, cũng là để biết rằng bạn cần chi những khoản nào trong tháng và đã quá tay cho khoản tiêu nào. Bạn cần ghi lại những điều sau:

1, Thu nhập mỗi tháng của mình.

2, Những khoản cứng không thể bỏ qua trong tháng: Thuê nhà, điện nước,..

3, Những khoản bắt buộc phải tiêu trong ngày: cơm 3 bữa, vé xe bus hoặc xăng xe,…

4, Những khoản không thực sự cần thiết và có thể điều chỉnh được: Đi du lịch, đi mua sắm,…

Khống chế chi tiêu

Những sản phẩm có thế sử dụng lâu dài, các loại máy móc,.. mà bạn cần một hiệu suất lớn, cần phải chọn những loại có chất lượng tốt, lúc này thì đừng quá tiết kiệm, hãy chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp và chất lượng của chúng . Có thể tìm các loại sản phẩm này vào ngày giảm giá, nhằm mua được mặt hàng tốt với mức giá phải chăng.

Đừng vì ham rẻ mà mua phải sản phẩm kém chất lượng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến công việc và thời gian, mà còn là cách khiến tiền của bạn nhanh chóng bay ra khỏi túi.

Đừng mang quá nhiều tiền ra khỏi nhà trong một lần đi mua sắm.

Đừng tốn tiền cho các loại thực phẩm, đồ ăn vặt, như nước ngọt, hay cafe, thay vào đó hãy sử dụng trà hoặc các loại đồ uống bạn có sẵn.

Hạn chế ăn ngoài hàng quán, hãy tự nấu cơm cho mình.

Đừng để những chiêu trò quảng cáo như: Mua 1 tặng 1, Mua xx tặng kèm yy,... đừng quan tâm đến sự rẻ mạt của nó, hãy quan tâm đến việc bạn có thực sự cần nó hay không.

Đừng mua hàng theo trào lưu, đừng chạy theo trend.

Dù thế nào cũng phải giữ vững lập trường, chi tiêu có kế hoạch, và tuyệt đối đừng nhịn ăn để mua đồ nhé!

Bạn cứ than làm giàu khó lắm, nhưng tôi thấy chẳng khó khăn gì: Đây là 8 bí quyết, tôi đã thử áp dụng và thành công mĩ mãn!  - Ảnh 3.

Đầu tư hợp lý

Nếu như bạn đang có trong tay một số tiền và chưa có dự định gì, hãy thử nghĩ đến những hạng mục đầu tư với độ mạo hiểm thấp.

- Cổ phần công ty: thực chất đây là một cách đầu tư với độ mạo hiểm thấp, tất nhiên là chúng ta phải tính đến tiềm năng và lợi nhuận của nó trước.

- Kinh doanh online: Tại sao không nhỉ? Một cách kiếm tiền ngay tại nhà và không tốn thời gian. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, ai cũng có thể trở thành một con buôn chính hiệu.

-  Gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

- Bảo hiểm

Và còn rất nhiều hình thức khác nữa, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ quy luật hoạt động của chúng để đưa ra những hướng đi đúng đắn nhất cho tiền của mình.

Đầu tư cho chính mình

Đầu tư cho chính bản thân mình cũng chính là một hình thức đầu tư đấy nhé. Hãy dùng tiền của mình để học tập thêm các chuyên ngành khác. VD: Tiếng anh, kế toán,…. Hoặc là tham gia các hoạt động ngoại khóa, kết giao các mối quan hệ mới, làm những điều giúp bạn trưởng thành hơn, khỏe mạnh và toàn diện hơn; và quan trọng chính là tạo ra những cơ hội phát triển trong tương lai.

Nhớ rằng hãy đưa ra những hoạch định cho tương lai của chính bạn. Ví dụ, sau 1 năm mua được nhà, 2 năm mua được xe,…

Với những bí quyết này, mong rằng bạn có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn, thực hiện được những kế hoạch và dư định trong tương lai.

Thu Hoài

Cùng chuyên mục
XEM