Bạn chỉ muốn nhìn những thứ bạn muốn: Không phải bạn sợ thay đổi mà là sợ bị thay đổi
Hầu hết mọi người không muốn thay đổi vì họ sợ bị thay đổi. Một vài người có thể nhảy ra khỏi sự trói buộc và chấp nhận thay đổi, vì cuối cùng một ngày nào đó họ nhận ra rằng: bị thay đổi hoàn toàn không đau đớn, và họ sẽ chỉ khổ sở nếu họ không thay đổi.
Hơn một thập kỷ trước, Nokia là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu, màn hình khởi động và nhạc chuông kinh điển vẫn còn in hằn rõ nét trong tâm trí của nhiều người. Tuy nhiên, sự xuất hiện của iPhone đã phá vỡ sự độc tôn của hãng điện thoại này và Nokia đã nhanh chóng bị bỏ lại sau kỷ nguyên mới.
Nokia đã bị giết bởi một chiếc điện thoại thông minh như thế nào? Nó không sợ thay đổi, nó sợ bị thay đổi, vì vậy còn chưa kịp thay đổi đã bị giết chết.
Khi bạn không chịu thay đổi, thực ra vấn đề không phải ở sự thay đổi, mà là khi bạn thay đổi, bạn phải thừa nhận rằng suy nghĩ, tư tưởng của bạn trong quá khứ có thể là sai, và điều này lại khiến bạn không thoải mái.
Mọi người thích những người và những thứ quen thuộc, tất nhiên, họ cũng thích những cách làm quen thuộc.
Điều mà nhiều người sợ là không phải là thay đổi, điều họ sợ là thay đổi thói quen của họ, bởi vì thay đổi thói quen là không thoải mái, thậm chí có phần xấu hổ.
Có một hiệu ứng trong tâm lý học được gọi là hiệu ứng xu thế cố định, nghĩa là khi mọi người giải quyết vấn đề, họ thích áp dụng các phương pháp quen thuộc với họ, những phương pháp này sẽ luôn trong tâm trí và khiến họ bỏ qua các cách làm có thể khác.
Hiệu ứng này là một dấu hiệu cho thấy mọi người thường bị giới hạn bởi các phương pháp đã được sử dụng trong quá khứ, khi một phương pháp nào đó hoạt động, lần tiếp theo, khi chúng ta gặp phải điều gì đó tương tự, chúng ta có xu hướng sử dụng phương pháp cũ thay vì tìm kiếm các phương pháp tốt hơn có thể khác.
Đối với hiệu ứng xu thế cố định, thí nghiệm tâm lý nổi tiếng nhất là thí nghiệm bình nước được thiết kế bởi Abraham vào năm 1942. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đặt ba bình nước và yêu cầu người tham gia thí nghiệm sử dụng ba bình nước này để đo một lượng nước nhất định.
Sau khi đối tượng tìm ra phương pháp, họ lại tiếp tục thay đổi dung lượng của ba bình nước này. Sau khi thay đổi dung lượng, chỉ cần sử dụng hai trong số ba bình là đủ để đo lượng nước yêu cầu. Tuy nhiên, các đối tượng lại có xu hướng tiếp tục sử dụng quy trình ban đầu, dùng cả 3 bình nước để đo lượng nước đó.
Hiệu ứng này cho thấy con người sinh ra là một sinh vật ghét sự thay đổi, khi công nghệ mới xuất hiện, ngay cả khi có các phương pháp nhanh hơn, nhiều người vẫn sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp cũ trong một thời gian.
Mọi người thích những thứ đã quen thuộc, bởi điều này khiến họ thoải mái, đồng thời họ ghét những thứ họ không quen thuộc bởi vì chúng rất đau đớn. Vì vậy, những gì bạn sợ không phải là thay đổi, bạn chỉ ghét bị thay đổi, bởi cảm giác khi bị thay đổi là rất không thoải mái.
Con người sinh ra là một loại sinh vật thích hạnh phúc và ghét nỗi đau.
Nhưng, "thay đổi" không đáng sợ, đáng sợ là "bị thay đổi".
Tại sao thay đổi không đáng sợ? Bởi vì hầu hết các thay đổi sẽ không mang lại bao nhiêu đau đớn, nhiều nhất là phương pháp làm việc thay đổi, phương án thay đổi, quy trình thay đổi...
Vậy tại sao mọi người ghét thay đổi nhiều tới như vậy? Bởi vì bị thay đổi là đau đớn.
Sao nói vậy?
Khi bạn chấp nhận thay đổi, nó sẽ dẫn đến sự mất thăng bằng trong nhận thức, bởi điều đó có nghĩa là các phương pháp trong quá khứ của bạn có thể là sai, những nỗ lực trước đây của bạn là phí công vô ích.
Đồng thời, các khái niệm mới, phương pháp mới khiến bạn phải thích nghi từ đầu, và điều này sẽ khiến bạn không thoải mái, dù sao thì sau tất cả, sự thoải mái luôn thoải mái hơn. Bạn có thể cần học những điều mới, ý tưởng mới, kiến thức mới, điều này sẽ khiến bạn nhảy ra khỏi vùng thoải mái, vì vậy bạn không thoải mái, và tất nhiên bạn ghét thay đổi.
Nhưng, đôi khi, không thay đổi, nó cũng sẽ chẳng khiến bạn tốt hơn.
Hầu hết mọi người không muốn thay đổi vì họ sợ bị thay đổi. Một vài người có thể nhảy ra khỏi sự trói buộc và chấp nhận thay đổi, vì cuối cùng một ngày nào đó họ nhận ra rằng: bị thay đổi hoàn toàn không đau đớn, và họ sẽ chỉ khổ sở nếu họ không thay đổi.