Bài học Bill Gates nhận ra ở nửa sau của sự nghiệp: Không nên yêu cầu nhân viên tăng ca bằng mọi giá

19/08/2021 07:01 AM | Kinh doanh

Không làm thêm giờ vẫn có thể tạo nên một công ty công nghệ kỹ thuật xuất sắc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp Microsoft trở nên hùng mạnh như hiện nay nhé.

Không làm thêm giờ vẫn có thể tạo nên một công ty công nghệ kỹ thuật xuất sắc.

Nhân viên thì "lười biếng" nhưng Microsoft vẫn quá giàu có và luôn dẫn đầu xu hướng thị trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp Microsoft trở nên hùng mạnh như hiện nay nhé.

(1)

Năm 2008, Zhang Yiming giữ chức giám đốc ở Kuxun. Ông cảm thấy mình gặp khó khăn trong việc quản lý 40 nhân viên. Vì vậy, ông đã quyết định đầu quân vào Microsoft.

Zhang Yiming muốn học cách quản lý của các công ty lớn, nhưng chỉ sau nửa năm lại chọn cách rời đi. Khi nói về quãng thời gian làm việc tại Microsoft, ông dùng hai từ để miêu tả: Nhàm chán.

"Nửa ngày làm việc, nửa ngày đọc sách, công việc không có nhiều thử thách."

Những người luôn tìm kiếm cảm giác thành tựu trong công việc như Zhang Yiming đều cảm thấy công việc của Microsoft quá dễ dàng và nhàm chán.

Có một người bạn từng nói với tôi: "Nhóm nhân viên mới của Microsoft quá rảnh rỗi. Lâu lâu mới thấy trưởng nhóm đến một lần, mà có đến thì cũng chỉ tán gẫu với mọi người."

Sau đó, người bạn này chuyển sang một nhóm khác vì cho rằng công việc ở nhóm cũ quá nhàn rỗi, ảnh hưởng đến việc phát triển sự nghiệp cá nhân của anh ấy. Chế độ làm việc của một nhóm bận rộn là: Sáng 10 giờ vào làm, chiều 5 giờ tan ca. Chế độ làm 7 giờ một ngày nhưng lại có mức lương cao nhất.

Trong giới công nghệ thông tin, thì Microsoft, Intel và EMC được mệnh danh là "ba viện dưỡng lão lớn nhất", nơi công việc thì nhàn hạ mà nhân viên thì "lười nhác".

Vào năm 2020, Microsoft Nhật Bản thông báo triển khai chế độ làm bốn nghỉ ba.  Sau đó, họ cho tất cả nhân viên nghỉ một tuần có lương, chỉ đơn giản là để cho mọi người được vui vẻ.

Microsoft cũng cho phép một số nhân viên làm việc tự do tại nhà định kì, không quá 50% thời gian làm việc mỗi tuần. Nếu như giám đốc chấp thuận, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại nhà. Microsoft sẽ thanh toán chi phí làm việc tại nhà cho nhân viên. Nếu chán ở nhà làm việc muốn quay lại văn phòng cũng không sao, Microsoft luôn có sẵn văn phòng trống lưu động.

Microsoft lười biếng là vậy nhưng vẫn tạo ra hiệu suất đáng kinh ngạc.

Giá trị thị trường hiện tại của Microsoft là 1,93 nghìn tỷ USD, tương đương với ba Alibaba (661,8 tỷ USD) và 5 byte (400 tỷ USD). Nếu tăng thêm 5% nữa, công ty công nghệ khổng lồ này có thể gia nhập hàng ngũ của Apple tiến thân vào câu lạc bộ giá trị thị trường 2 nghìn tỷ USD.

Trên thực tế, vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Microsoft đã từng vượt qua Apple trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới.

Hệ điều hành truyền thống và phần mềm văn phòng của Microsoft chiếm tỉ lệ hơn 97% trên thị trường. Những mảng công nghệ khác như điện toán đám mây, AR và mảng kinh doanh trò chơi đều liên tục dẫn đầu.

Về mảng điện toán đám mây, trong 500 doanh nghiệp Fortune thì có đến 95% sử dụng dịch vụ đám mây thông minh Microsoft Azure của Microsoft.

Về mảng AR, Microsoft đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 22 tỷ USD vào đầu tháng này. Báo cáo của IDC cho thấy quy mô chi tiêu của thị trường AR toàn cầu trong giai đoạn dự báo 5 năm từ 2020 đến 2024 sẽ vượt 70 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 54%.

Về mảng trò chơi, Microsoft vẫn là một trong ba thương hiệu game console lớn nhất thế giới. Xbox console của hãng chiếm tỉ lệ gần 1/3 thị trường, tức đạt 26%. Game PC thì càng lớn mạnh hơn nữa.

Vào tháng 3 năm 2020, Microsoft mua lại Zenimax Media, một nhà phát hành game sừng sỏ. Zenimax Media có nhiều tựa game 3A nổi tiếng thế giới "The Elder Scrolls", "Radiation", "Humection"… có ảnh hưởng rất lớn trong ngành công nghiệp game. Lần thu mua này của Microsoft đã gây ra sự xáo trộn trong ngành, thậm chí còn bị Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ và Liên minh Châu Âu thẩm tra.

Điều này khiến cho người ta tò mò: Tại sao Microsoft lười biếng như vậy nhưng vẫn thành công và luôn dẫn đầu đổi mới?

Bài học Bill Gates nhận ra ở nửa sau của sự nghiệp: Không nên yêu cầu nhân viên tăng ca bằng mọi giá - Ảnh 1.

(2)

Microsoft không phải lúc nào cũng là "ông chủ tốt" trong việc quản lý.

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, Microsoft không đối xử tốt với nhân viên. Nhân viên không những phải làm việc cường độ cao mà còn thường xuyên đối mặt với tình thế khó xử khi bị xúc phạm nhân phẩm mọi lúc, mọi nơi. Trong giai đoạn tăng trưởng, Microsoft gặp phải nhiều cuộc điều tra chống độc quyền, áp lực hiệu suất cao khiến cho yêu cầu đối với nhân viên ngày càng khắt khe hơn. Vào giai đoạn sau của quá trình chuyển đổi kinh doanh, ngoài việc tung ra những mặt xấu của đối thủ cạnh tranh, Microsoft còn lọt vào danh sách tìm kiếm nóng bằng cách ném điện thoại của chính nhân viên trong công ty.

Trả lời phỏng vấn trên chương trình "Desert Island Records" của đài BBC, Bill Gates thừa nhận những ngày đầu thành lập Microsoft, ông "rất hăng say với công việc". Đây là một điều đáng tiếc cho các đồng nghiệp của ông.

Microsoft mới được thành lập vào năm 1975, công ty thời sơ khai chỉ có vài nhân viên. Để nâng cao hiệu suất, Bill Gates không chỉ đảo lộn thời gian của bản thân. Ông không chỉ sống trong công ty, sẵn sàng vài tuần không thay quần áo, mà còn áp đặt thói quen làm việc điên cuồng của mình lên nhân viên. Có một khoảng thời gian, Bill Gates thậm chí còn dựa vào việc ghi nhớ biển số xe của nhân viên để kiểm soát giờ làm việc của nhân viên để tránh việc họ đi muộn về sớm.

"Tôi biết biển số xe của mọi người, vì vậy chỉ cần nhìn vào bãi đậu xe, tôi có thể biết được thời gian đi làm của mọi người." Bill Gates nói.

Khi làm việc Bill Gates không còn là một con người. Nhưng theo ông, khách hàng của ông còn tàn nhẫn và vô nhân tính hơn. Ngay cả người cuồng công việc như ông cũng không thể chịu nổi. Người đó là Jobs, nhà sáng lập nên Apple nổi tiếng.

Khi đó, Apple cần một bộ phần mềm văn phòng, Bill Gates đã thức khuya dậy sớm để có thể hoàn thành phần mềm Office Word và Excel sớm nhất có thể cho Jobs, nhưng vẫn bị Jobs thường xuyên thúc giục.

Gates đánh giá Jobs là "rất nhiệt tình với công việc" và "yêu cầu khắt khe với tôi".

Khi người cuồng công việc gặp phải những người cuồng hơn mình, đặc biệt là khi cả hai đều là người sáng lập công ty công nghệ, nhân viên của họ đều rất đau khổ.

Theo "Huyền thoại Thung lũng Silicon", thời đầu Jobs đã có thái độ gắt gỏng với nhân viên, và còn lừa cả Steve Woznick - nhà đồng sáng lập ra Apple Inc - một số cổ phiếu.

Còn Bill Gates, khi ông tham gia cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông xem việc mắng mỏ nhân viên làm niềm vui. Một số nhân viên thậm chí còn dựa vào số lần ông nói "fxxk" làm cơ sở để đánh giá sản phẩm mình thiết kế có thể thuận lợi thông qua hay không.

Kỹ sư Polski của Microsoft đã viết về Bill Gates trên blog của mình:

"Anh ấy không thực sự muốn kiểm tra thiết kế của bạn, anh ấy chỉ muốn đảm bảo rằng bạn hoàn toàn có thể nắm bắt nó. Anh ấy sẽ đưa ra những câu hỏi ngày càng khó hơn cho đến khi bạn thừa nhận rằng mình không biết, sau đó sẽ mắng bạn không hề chuẩn bị trước. Nếu bạn có thể trả lời câu hỏi khó nhất mà anh ta hỏi, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Không ai thực sự biết. Bởi vì chưa ai từng làm được điều này. "

Bill Gates mắng người cũng rất bình đẳng, không chỉ mắng nhân viên mà còn mắng cả người đồng sáng lập Steve Ballmer. Trong nhiều email công việc được giới truyền thông phanh phui, cuộc đối thoại giữa Bill Gates và Ballmer có thể được mô tả là "ngôn từ quyết liệt".

Ở Seattle vào tháng 9 năm 2009, trời khô hanh, Microsoft đang gặp thất bại trong việc thay thế Windows Vista. Windows Mobile bị hệ điều hành di động của Google và Apple kìm hãm. Ngay cả lượt tiêu thụ của máy nghe nhạc như Zune cũng không bằng iPod. Điều đáng lo ngại hơn là hai thế hệ điện thoại di động đa phương tiện Kin1 và Kin2 của Microsoft trong vòng một năm chỉ bán được tổng cộng 500 chiếc.

Vào ngày 14 tháng 9 năm đó, Ballmer đã đập vỡ điện thoại của một nhân viên trong cuộc họp nội bộ của Microsoft.

Khi đó, Ballmer vừa bước vào phòng họp, tâm trạng anh ấy rất vui vẻ. Nhưng khi nhìn thấy có người đang chụp ảnh bằng iPhone, Ballmer đã lao tới giật lấy chiếc iPhone, cười khẩy rồi ném nó xuống đất sau đó dùng chân giẫm nát.

Ballmer còn từng ném ghế vào nhân viên và thậm chí lớn tiếng la mắng khi biết có một giám đốc điều hành đầu quân cho Google: "Tôi muốn chôn sống CEO Google Eric Schmidt! Tôi muốn hủy diệt Google!"

Văn hóa nóng giận cũng đã trở thành thói quen nghề nghiệp của nhân viên Microsoft, đến nỗi trong bản nâng cấp phiên bản Windows 10 Dev Build 21313 của Microsoft, kỹ sư đã viết trên trang cập nhật: "Đang trong quá trình cập nhật, cấm tắt máy".

Ngày nay, khi Bill Gates đã trở thành một ông già nhân từ, ông đã bắt đầu suy ngẫm về mối quan hệ của mình với nhân viên:

"Tôi phải nhắc nhở bản thân rằng không được áp đặt các tiêu chuẩn của tôi vào nhân viên và yêu cầu họ làm việc chăm chỉ."

Bài học Bill Gates nhận ra ở nửa sau của sự nghiệp: Không nên yêu cầu nhân viên tăng ca bằng mọi giá - Ảnh 2.

(3)

Người trước trồng cây người sau hưởng bóng mát. Lịch sử 50 năm của Microsoft, từ thảm họa quản trị doanh nghiệp cho đến hiện tại là "viện dưỡng lão" của giới công nghệ. Nhưng thực chất Microsoft không hề chủ động nâng cao phúc lợi cho nhân viên mà là bị ép buộc.

Theo nghiên cứu của nhà sử học Thomas McGraw, từ năm 1897 đến năm 1904, có 4227 công ty Mỹ hợp nhất thành 257 công ty. Đến năm 1904, khoảng 318 công ty quản lý quỹ tín thác đầu tư kiểm soát hai phần năm tài sản sản xuất của cả nước. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã trải qua ba đợt chống làn sóng độc quyền. Mỗi đợt chống độc quyền đều thúc đẩy cải thiện phúc lợi của nhân viên và chế độ quản lý của công ty, đồng thời thúc đẩy tiến bộ công nghệ mới.

Trong làn sóng chống độc quyền thời kì đầu tiên vào năm 1890, Hoa Kỳ đã ban hành "Luật chống độc quyền Sherman. "Một loạt các quỹ tín thác như Rockefeller và gia tộc Morgan đều bị chia tách. Các công ty mới như Ford và Chevrolet đang phát triển vào thời điểm đó lần lượt triển khai chế độ làm việc 8 tiếng 1 ngày.

Trong làn sóng chống độc quyền lần thứ hai vào năm 1970, những gã khổng lồ viễn thông như IBM và AT&T đều bị phạt và chia tách hầu hết. Hai công ty này đã lần lượt tung công nghệ độc quyền ra thị trường nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh ác ý và hành vi tiêu thụ ràng buộc. Khởi nguồn về công nghệ đã tạo điều kiện cho các công ty như Microsoft, Intel và Hewlett-Packard phát triển. Ngành viễn thông bị chỉ trích vì thời gian làm việc tăng ca quá nhiều cũng đã được cải thiện. Nới lỏng quản lý, thời gian làm việc linh hoạt cùng các chế độ khác đã lan rộng cùng với sự phát triển của Thung lũng Silicon.

Năm 1998, Hiệp sĩ rồng của Microsoft đã trở thành rồng tà giáo. Lợi dụng ưu thế độc quyền của hệ điều hành lũng đoạn lấn chiếm thị trường trình duyệt. Mãi cho đến khi trình duyệt Chrome của Google được phát hành vào năm 2008, mới chấm dứt sự thống trị trong suốt mười năm của trình duyệt IE. Chính trong thập kỷ này, lợi thế Internet ban đầu của Hoa Kỳ đã cạn kiệt. Các công ty Internet như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc. Facebook và Amazon bắt đầu trỗi dậy.

Khi mất đi lợi thế độc quyền, Microsof mới nhận ra rằng thông qua việc bóc lột nhân viên để mở quy mô nhằm đạt lợi ích đã không còn thích hợp nữa. Trong khi ấy, các công ty được quản lý tương đối lỏng lẻo như Facebook và các công ty internet khác, đang cướp giật trắng trợn nhân tài của họ bằng cách đơn giản và lỗ mãng: lương cao hơn, giờ làm việc ngắn hơn, chế độ linh hoạt hơn. Tài năng có hạn, nhưng việc mở rộng kinh doanh là không giới hạn. Để có được nhân tài, các công ty đã bắt đầu dốc sức cải thiện phúc lợi cho nhân viên.

Ví dụ, Google đã xây dựng riêng làn đường xe đạp chuyên dụng cho nhân viên. Facebook kéo dài thời gian nghỉ thai sản, nhân viên nam cũng có kỳ nghỉ 4 tháng. Apple cung cấp cho nhân viên nữ hẳn 20.000 đô la mỹ phí đông lạnh trứng.

Microsoft chẳng có gì ngoài tiền, cho nên trước sự cạnh tranh quyền lợi nhân viên của các công ty Internet lớn, Microsoft đã sử dụng "khả năng kim tiền" của mình để đánh bại thị trường mơ ước của các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon.

Xét cho cùng, việc Microsoft nâng cao phúc lợi của nhân viên và phương pháp quản trị doanh nghiệp là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố cả trong lẫn ngoài.

Một mặt, hoạt động kinh doanh truyền thống của Microsoft bị gông cùm bởi làn sóng chống độc quyền, khó có thể bứt phá. Việc tiếp tục chèn ép nhân viên trở nên vô nghĩa. Đồng thời, điểm tăng trưởng kinh doanh mới của Microsoft nằm ở mảng điện toán đám mây, AR, trò chơi và các lĩnh vực sáng tạo khác. Cho nên việc nâng cao năng xuất, phát triển sáng tạo so với đông nhân lực, điên cuồng tăng ca càng có hiệu quả hơn.

Mặt khác, sau mười năm các công ty công nghệ truyền thống đã gặp phải tác động không hề nhỏ của các công ty Internet mới. Microsoft phải tuyển dụng nhân tài nhờ vào phúc lợi cho nhân viên. Vấn đề giảm tỷ lệ sinh con ở các thị trường phát triển như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài ra, do "Luật Lao động" và "Luật Việc làm" và các luật khác của Mỹ hà khắc, các công ty lớn như Microsoft đang phải đối mặt với khoản bồi thường khổng lồ trong các vụ kiện lao động. Vô số luật sư nhân quyền sử dụng các tranh chấp lao động để đòi mức thù lao lao động cao ngất ngưởng. Hệ thống liên đoàn lao động thậm chí cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí cho người lao động để có được phí hòa giải từ các công ty.

Bài học Bill Gates nhận ra ở nửa sau của sự nghiệp: Không nên yêu cầu nhân viên tăng ca bằng mọi giá - Ảnh 3.

(4)

Bất luận là các công ty ở Thung lũng Silicon hay các công ty trong nước hiện nay chắc chắn đang rơi vào căn bệnh của các công ty lớn:

Những cuộc họp và tổng kết PPT vô nghĩa nhưng dài vô tận. Ngoài mặt tưởng chừng như quản lý chặt chẽ nhưng thực chất lại làm giảm hiệu quả công việc. Nhân viên ngoài mặt thì nỗ lực tăng ca làm việc, nhưng thực chất là muốn làm gì thì làm.

Căn bệnh này không thể chữa khỏi, khiến công ty khó thích ứng với những thay đổi của thị trường. Thung lũng Silicon đã phát minh ra nhiều công cụ quản lý khác nhau như KPI (chỉ số hiệu suất), OKR ( Mục tiêu, phương pháp và Kết quả), phát triển nhanh, lập kế hoạch nhà để xe, v.v. nhưng kết quả đạt được rất ít.

Microsoft và IBM cũng vậy, khi quy mô đạt đến một mức nhất định thì xảy ra bệnh công ty lớn, các bộ phận đấu đá lẫn nhau, chính trị công ty át cả tiếng nói của khách hàng và phản ứng không còn nhạy bén. So với các công ty mới nổi, sự khác biệt có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Giải pháp của IBM là sa thải nhân viên, bãi bỏ hoạt động kinh doanh, kiểm soát quy mô của công ty trong một phạm vi nhất định, giảm thiểu tầng lớp cấp độ khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn. 

Microsoft chọn cách trực tiếp đối mặt với vấn đề. Vào khoảng năm 2011, CEO đương nhiệm Nadella đã bắt đầu công cuộc cải cách từ thứ nhỏ nhất sau đó là tiến hành cải cách toàn diện văn hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Phần thành công nhất của Microsoft dưới thời Nadella là phá bỏ các rào cản phòng ban, tổ nhóm, nhưng không bỏ phiếu chối bỏ hệ thống phòng ban ban đầu.

Theo lý thuyết của Coase, khi tổ chức đủ lớn giữa các bộ phận với nhau đều tồn tại một "ranh giới doanh nghiệp".  Đây là một hiện tượng thực sự tồn tại trong xã hội học, không phải theo ý muốn của con người mà nó được di truyền.

Microsoft trên thực tế ngầm chấp nhận việc các bộ phận thiết lập các rào cản phòng ban và phe nhóm, bởi vì không thể loại bỏ chúng. Ngay cả Bill Gates cũng nói: "Công ty đã phát triển đến một quy mô nhất định, tôi không thể không nới lỏng tiêu chuẩn này".

Chiến lược của Microsoft là "công ty phục vụ nhân viên phát triển": nếu một kỹ sư muốn trở nên tuyệt vời thì sẽ tạo điều kiện khiến anh ta trở nên tuyệt vời. Tìm người theo bộ phận quá rườm rà vậy thì tìm người theo chức năng cụ thể. Mỗi cá nhân tự phụ trách và chịu trách nhiệm công việc của mình mà không cần lãnh đạo bộ phận phải chịu trách nhiệm chính.

Trên thực tế, Microsoft đã không sử dụng hệ thống phân cấp phòng ban truyền thống mà thay vào đó, họ trao quyền cho nhân viên ở cấp dưới, khiến mục tiêu dễ đạt được hơn nâng cao hiệu quả của các cấp trong công ty.

Đối với một công ty khởi nghiệp, nhân viên giống như một cái lò xo, công ty cần họ dốc hết sức để giành lấy thị trường. Còn đối với một công ty lớn mà nói, nếu coi nhân viên như những chiếc lò xo giống những công ty khởi nghiệp, thì khi kéo quá giãn nó không còn đàn hồi về được nữa.

Ví dụ như sau khi Microsoft Nhật Bản triển khai chế độ "làm bốn nghỉ ba", Microsoft cho biết năng suất lao động của họ đã tăng 39,9% so với năm ngoái. Giữa việc kéo dài giờ làm và nâng cao hiệu quả sản xuất, Microsoft đã chọn vế sau.

Theo kinh nghiệm của Microsoft, nhân viên Microsoft dưới thời Ballmer tăng ca không ít, nhưng tốc độ tăng trưởng công ty lại không đáng kể. Nhân viên Microsoft dưới thời Nadella đều cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng điều đó không ngăn cản giá trị thị trường của Microsoft tăng lên gần hai nghìn tỷ đô la Mỹ.

Microsoft tóm tắt kinh nghiệm của hệ thống quản trị doanh nghiệp thành ba điều sau:

Thứ nhất, nâng cao phúc lợi của nhân viên có thể tăng năng suất, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp sáng tạo, hiệu quả quan trọng hơn thời gian làm việc rất nhiều.

Thứ hai, không thể được loại bỏ căn bệnh của các công ty lớn, nhưng có thể thích ứng với nó.

Thứ ba, cách quản lý của công ty quyết định tiêu chuẩn của cấp trên. Đừng mong chờ vào tầng lớp cấp trung hay cấp thấp. Họ không có nghĩa vụ phải cống hiến cho văn hóa công ty. Người đưa ra quyết định cuối cùng xác định xem nhân viên có làm việc ngoài giờ hay không vẫn là người sáng lập và đội ngũ quản lý cấp cao.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, cho đến ngày nay, vẫn có những công ty thậm chí là những công ty rất lớn cũng chưa nhận ra điều này.

Gần đây, Amazon - nổi tiếng với việc chèn ép nhân viên, dường như vẫn muốn duy trì chế độ giờ làm việc của thời đại Rockefeller 100 năm trước. Họ khiến cho nhân viên phản đối mạnh mẽ, hệ quả là 30,000 nhân viên đã đình công. Amazon ở châu Âu thậm chí còn phải đối mặt với việc đóng cửa.

Ngoại trừ mảng thương mại điện tử, thì thị phần điện toán đám mây của Amazon hiện vẫn đang đứng đầu thế giới nhưng thứ hạng của hãng thì vẫn liên tục giảm, từ 45% vào tháng 4 năm ngoái giảm xuống còn 31% vào tháng 3 năm nay. Trước áp lực, Bezos tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc điều hành vào quý 3 năm nay.

Ngược lại, Microsoft - xếp thứ hai về điện toán đám mây, thị phần đã tăng từ 7% lên 20%, và các mảng kinh doanh mới như AR và trò chơi tiếp tục phát triển. Ngoài ra Microsoft còn được đánh giá là một trong 25 công ty có nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc cao nhất trên thế giới.

Đình Trọng

Cùng chuyên mục
XEM