Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện "hái ra tiền": Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò "cướp" nhân viên

02/04/2022 07:38 AM | Sống

Một tiệm nail đã đủ chuyện để nói, huống gì đây là cả một chuỗi nailroom.

Nhắc đến những bà chủ kinh doanh online và ngành làm đẹp thành công, dân tình không thể nào bỏ qua cái tên Hạt Mít (Nguyễn Thu Hiền, SN 1990). Hiện tại, Hạt Mít sở hữu chuỗi nailroom hơn 20 chi nhánh từ Bắc vào Nam, một shop thời trang online có tuổi đời hơn 10 năm. Gặp Hạt Mít tại một quán cà phê tại khu nhà giàu Thảo Điền (Quận 2), cả cô và chồng đều đang bận tối tăm mặt mày để chuẩn bị cho nhà hàng sắp sửa đi vào hoạt động. Hạt Mít tâm sự: Tôi tuổi Ngọ, còn là cung Bạch Dương nên cái gì cũng phải luôn và ngay. Tôi còn là kiểu người rất thực tế, rất nhanh.

Và đúng thật chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất nhanh nhưng đầy đủ về kinh doanh online, về ngành làm đẹp mà Hạt Mít đang theo đuổi.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 1.

"Bà chủ" Hạt Mít sở hữu chuỗi nailroom nổi tiếng và nhà hàng ăn uống

Bán hàng ngày xưa khác gì so với bây giờ à? Khác nhiều chứ!

Gần 10 năm trước khi khái niệm KOL hay KOC, thậm chí là bán đồ online vẫn còn lạ lẫm thì bạn đã “khởi nghiệp” với một shop thời trang Hàn Quốc rất nổi tiếng trên mạng. Từ đâu bạn có ý tưởng kinh doanh táo bạo này?

2012 là năm của làn sóng Hallyu nổi đình nổi đám trên mạng, giới trẻ thời ấy của chúng tôi xem phim Hàn Quốc, tìm những món Hàn Quốc để ăn… Tất nhiên là cũng mong được mặc những trang phục giống như thần tượng của mình. Tôi khi đó đang du học ở Hàn, người thân hay bạn bè thấy tôi mặc gì cũng hỏi ở đâu. Vậy nên tôi mới loé lên ý tưởng mua đồ ở Hàn, mang về Việt Nam kinh doanh.

Khi bắt đầu tất nhiên không có nhân sự, tôi cùng chị gái ở nhà cùng giúp nhau. Thời gian đầu đơn còn ít không sao, sau này khi mọi thứ phình to ra thì bắt đầu khó khăn hơn. Nhưng thật sự tôi có máu kinh doanh trong người, càng mệt - càng vất vả thì càng có động lực để kiếm tiền nhiều hơn.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 2.

Khó khăn ai cũng dễ dàng đoán được nhưng thuận lợi thì cũng phải có chứ nhỉ?

Tôi công nhận là nhờ hình ảnh một cô gái đi du học ở Hàn, tôi mới được nhiều người thích và biết đến rộng rãi. Ngày xưa đó là một lợi thế, bây giờ thì không phải nữa vì thị trường hiện tại có rất nhiều hot girl. Danh xưng “hot girl” thời xưa là 1 hạng mục không thể thiếu ở thị trường giải trí, đó là “cái name” có thể mang lại lợi nhuận và kiếm tiền một cách chân chính, hoàn toàn có thể thành công trong sự nghiệp nếu có một chiến lược rõ ràng.

Bây giờ mọi thứ “khó khăn” hơn rồi vì đẹp thôi chưa đủ để làm gì cả mọi người ạ. Vậy nên tôi rất biết ơn điều đó và cảm ơn mọi người đã yêu mến tôi.

Nhìn thị trường kinh doanh cả online lẫn offline thay đổi gần 10 năm qua, thứ gì khiến bạn choáng ngợp nhất?

Tôi bất ngờ lắm! Ngày xưa, nó đơn giản hơn, chỉ cần món hàng của mình bán nó tốt là đã có khách. Bây giờ rất khác, ngoài đồ tốt thì mình còn phải store đẹp hoặc chiến lược phù hợp và phải có chất riêng, đặc trưng riêng thì mới bán được hàng.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 3.

Vậy thì phải hỏi thêm một câu thế này nữa: Bây giờ kiếm tiền dễ hơn hay ngày xưa kiếm tiền dễ hơn?

Cả hai đều có lợi thế riêng. Ngày xưa dễ là bởi vì không có cạnh tranh, chỉ cần bạn làm tốt, có đồ tốt, chụp ảnh đẹp một xíu… là đông khách lắm. Nhưng bây giờ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa mới có tiền được, như tôi đã nói ở trên đấy.

Quan trọng nhất là hiểu mình, nhìn ra được lợi thế cạnh tranh của bản thân. Có thể bây giờ người ta nghĩ cái gì cũng bão hoà, cái gì cũng đã có người làm… rồi chùn chân không dám xuống tiền kinh doanh. Đúng là sẽ có rủi ro, nhưng bạn phải làm cái đã rồi mới hiểu được thiếu sót ở đâu chứ?

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 4.


Những chuyện chưa kể - những bí mật mà chỉ ai làm ngành nail mới biết

Lợi và hại khi sở hữu cả một chuỗi làm đẹp mà bạn đang quản lý đó là… ?

Ngày bình thường, trung bình mỗi cơ sở làm nail của tôi đón tối thiểu 20 lượt khách. Nhưng vào những ngày cao điểm, chị em đi làm đẹp như Tết vừa rồi thì có thể lên đến 80 lượt khách, nghĩa là gấp 4 lần. Nghĩa là cả chuỗi phải đón có khi cả nghìn lượt người đến chăm sóc nail.

Điều đó nghĩa là, % rủi ro xảy ra những sự cố - bị đánh giá không hài lòng sẽ tăng. Chẳng hạn bình thường chỉ 1% thì nay nhân lên vì đông khách. Nếu chỉ 1 cơ sở làm không tốt, khách hàng có thể đánh giá cả hệ thống của tôi. Đó là điều bất lợi nhất khi mình làm hệ thống.

Còn lợi thì ai cũng có thể thấy đúng không, cơ sở nhiều - doanh thu nhiều. Vậy thôi.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 5.

Tôi nghe nói trong ngành làm đẹp, drama không thua gì phim “cung đấu”. Nhất là chuyện giành giật nhân viên của cơ sở này cơ sở nọ, bạn đã gặp tình huống như vậy chưa?

Có! Còn nhớ tiệm nail đầu tiên tôi mở, có 3 bạn từ tiệm khác qua làm, phải nói rõ là tôi không hề lôi kéo gì nhé. Nhưng vẫn bị chủ tiệm nail kia hiểu lầm, họ ghét đến nỗi “block” và cấm cửa tôi. Cơ mà tôi cũng thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, có khi tôi cũng làm như họ. Đâu ai có thể biết hết mọi ngóc ngách của câu chuyện, chúng ta chỉ quan sát được bề nổi thôi.

Hơn nữa, khi mở tiệm rồi thì bản thân tôi cũng có những thợ cứng - tay nghề tốt họ rời đi. Ai ở lại thì tôi rất trân trọng vì sự trung thành ấy, ai đi tôi vẫn rất “welcome”, không trách móc hay tạo áp lực vì đó là cái duyên.

Nhưng chỉ đi thôi nhé, đừng mang hình ảnh và công thức của tôi đi là được.

Thế còn trường hợp, nếu một nhân viên rất giỏi mà người đó muốn nghỉ việc, mở tiệm nail khác?

Đây chắc là câu hỏi mà chủ tiệm nail nào cũng từng đối diện qua ít nhất… vài lần từ khi mở tiệm quá. Về cơ bản, tôi sẽ nhìn xem cách bạn ấy ra đi thế nào để tôi ứng xử lại. Có người nói “em muốn mở tiệm”, tôi sẵn lòng và còn hỗ trợ thêm nữa. Mình phải để họ ra đời, cho họ biết mở một tiệm nail khó khăn như thế nào, cái khổ của người làm chủ ra sao. Chứ không phải đơn giản như việc chỉ làm nhân viên đến làm, nhận tiền rồi về.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 6.

Nghe bạn chia sẻ, có vẻ yếu tố “con người” trong kinh doanh làm ăn là rất quan trọng?

Ngày trước tôi thấy người lãnh đạo quan trọng. Nhưng càng về sau, đặc biệt là khi tôi đã có hệ thống 20 tiệm nail thì tôi thấy con người rất quan trọng. Tại vì mình không thể làm hết tất cả mọi việc được nên những người ở dưới mà tốt, hướng tới thương hiệu của mình thì đó mới là lợi thế của người lãnh đạo.

Vậy tiêu chí tuyển người ngày xưa - bây giờ của bạn cũng thay đổi theo?

Tôi chú trọng tình cảm, có thể tuyển người vì quý thôi chứ không vì tay nghề và tôi nghĩ sẽ đào tạo được. Bây giờ thì tôi sẽ chú trọng vào tay nghề hơn. Nhưng trộm vía hiện tại nhân viên của tôi đang có cả hai điều này.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 7.


Drama của nhân viên “làm nail”: Đánh lộn, tranh khách và 7749 chuyện trên trời dưới đất

Trong một tập thể vài người đã có đủ xích mích rồi chứ đừng nói là cả một chuỗi lên đến 20 tiệm nail, tôi tò mò về những tin nhắn chị phải xử lý hằng ngày phết!

Bài toán quản lý nhân sự làm tôi đau đầu lắm. Mỗi ngày bật tin nhắn lên, kiểu gì cũng có những câu chuyện theo kiểu: Chị ơi có người này đến lôi kéo thợ đi, có thợ tự thấy chi nhánh này đông khách rồi tự nghĩ do mình giỏi nên đòi mở tiệm riêng, có người đi mình sợ buồn rủ thêm người khác ra ngoài cho vui, thậm chí là cãi nhau um sùm qua lại… Mặc dù đã có người quản lý nhưng tôi vẫn phải đứng ra làm cùng để công việc thuận lợi nhất, khách đến làm nail phải luôn đủ thợ.

Bạn đã phải làm “công tác tư tưởng” thế nào cho nhân viên của mình?

Thật sự có những drama nó rất ngớ ngẩn, nhưng… con gái mà! Chẳng hạn như tôi từng phải giải quyết chuyện bạn này tố bạn kia “cướp tiền” vì tranh lượt làm nail, xử lý mối quan hệ vì 2 người nói xấu qua lại. Tôi quán triệt với các bạn là tôi sẽ không can thiệp nhiều chuyện cá nhân. Khi các bạn đã ra bàn làm cho khách thì phải gạt hết những cảm xúc riêng tư đó ra để làm cho chuyên nghiệp. Còn xích mích, đợi làm bộ móng cho xong rồi vào trong mà cãi nhau, cãi to cũng được!

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 8.

Nhân viên được đào tạo như thế nào để phục vụ đối tượng khách có thu nhập trung bình khá trở lên của bạn?

Chúng tôi có một “bảng quy tắc” và nhân viên luôn được hướng dẫn, đào tạo kĩ lưỡng trước khi được cầm bàn tay khách lên để làm nail. Nhưng thú thật chúng ta cũng phải thông cảm, nhân viên làm nail thì cũng là con người. Chúng ta không thể bắt họ 10 ngày như 1, lúc nào cũng có gương mặt vui vẻ hay “hiếu khách” được. Nhân viên cũng sẽ có những ngày “rụng dâu”, “cãi nhau với người yêu” hay “mệt mỏi em chỉ muốn nằm không muốn làm nail” chẳng hạn... không thể đảm bảo lúc nào cũng vui vẻ làm việc. Vậy nên chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, kể cả khi khách không hài lòng thì chúng tôi vẫn có chế độ hậu đãi riêng, thì khách cũng quay lại thôi.

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 9.

Nhưng mà chẳng phải cũng có thời điểm, chuỗi làm nail của bạn bị dân tình phàn nàn trên Instagram đó sao. Bạn đối diện với những phản hồi “cảm tính” đó như thế nào?

Kể cả khách có phản hồi, tốt - xấu hay làm gì quá đáng thì việc đầu tiên của tôi là đền bù cho khách trước, nếu khách hàng hài lòng thì mới đến bản thân tôi.

Còn chuyện tôi có bị ảnh hưởng “tiêu cực” vì những phản hồi đó, tôi trả lời luôn là không. Ở quan điểm kinh doanh của tôi, khen hay chê thì đều là một hình thức của marketing, mà marketing thì luôn luôn tốt vì quan trọng là brand của mình đang được khách hàng chú ý cái đã.

Chẳng hạn khi lùm xùm nổ ra, có rất nhiều người họ sẽ tự đi kiểm chứng “lời đồn” trên mạng, và họ chính là đối tượng khách hàng tiếp theo của tôi. Vì khi đến store làm nail, họ thấy nó không hề giống như những phản hồi trên MXH và thành khách ruột của mình thì sao?

 Bà chủ chuỗi nailroom nổi tiếng hé lộ drama đằng sau chuyện hái ra tiền: Cãi nhau, đánh lộn và 7749 chiêu trò cướp nhân viên - Ảnh 10.

Xu hướng bây giờ không ai thích làm nhân viên, chỉ thích làm chủ, làm việc tự do. Cái khó của nó là gì?

Doanh thu không ổn định và bạn phải xác định sự trả giá cũng nhiều hơn đó. Khi “bơi” ra ngoài thì mình phải có cái chất riêng, nhờ cái riêng mà mình kiếm được tiền từ nó. Còn làm công ty nếu giỏi mình vẫn lên chức và kiếm được nhiều. Tôi nghĩ cái quan trọng là mình quyết tâm chứ không phải môi trường như thế nào.

Cám ơn những chia sẻ của Hạt Mít!

Theo Thế Huân

Cùng chuyên mục
XEM