8 năm qua, thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam làm ăn thế nào?

10/02/2017 09:20 AM | Kinh doanh

Thu nhập lãi thuần của BIDV năm 2016 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với cách đây 8 năm. Lợi nhuận sau thuế năm vừa qua của ngân hàng này cũng đạt 7,7 nghìn tỷ đồng tăng gấp 3,2 lần so với mốc 2008.

Ngày đầu tháng 2 vừa qua, tin vui đến với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) khi Công ty Tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017.

Có 3 ngân hàng thương mại Việt Nam được lọt vào bảng danh sách này gồm: BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Trong đó BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, vượt qua cả Vietcombank và Vietinbank, xếp thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN, đứng vị trí 401, tăng 12 bậc so với năm 2016.

VietinBank xếp hạng thứ 408 với giá trị thương hiệu 252 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 379) trong khi thương hiệu của Vietcombank xếp thứ 461 với 201 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 450).

Phương pháp định giá thương hiệu của Brand Finance là phương pháp duy nhất được chấp nhận bởi các cơ quan thuế và cơ quan quản lý có quy mô và uy tín quốc tế bao gồm IRS, HMRC và ATO. Hãng cũng là một trong số ít các công ty được chứng nhận để cung cấp định giá thương hiệu phù hợp với tiêu chuẩn ISO 10.668 - các tiêu chuẩn toàn cầu về định giá thương hiệu.

Vậy hoạt động kinh doanh của BIDV như thế nào trong thời gian qua?

8 năm qua, thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam làm ăn thế nào? - Ảnh 1.

Khoản mục cho vay và tiền gửi khách hàng trong bctc hợp nhất của BIDV tại thời điểm cuối các năm.

8 năm qua, thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam làm ăn thế nào? - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh hợp nhất của BIDV qua các năm.

Theo báo cáo tài chính, tại thời điểm cuối năm 2016, khoản mục cho vay khách hàng đạt 723 nghìn tỷ, tiền gửi của khách hàng đạt 726 nghìn tỷ đồng, đều tăng 4,5 lần so với năm 2008. Các chỉ số của BIDV đều đứng đầu trong hệ thống ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần của BIDV năm 2016 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với cách đây 8 năm. Lợi nhuận sau thuế năm vừa qua của ngân hàng này cũng đạt 7,7 nghìn tỷ đồng tăng gấp 3,2 lần so với mốc 2008.

Nhìn số lợi nhuận sau thuế năm 2016 sụt giảm so với 2015 do việc tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng 63% so với cùng kỳ sau thương vụ hợp nhất với ngân hàng MHB.

Năm 2012, lợi nhuận BIDV cũng từng thấp hơn năm trước đó. Đây là giai đoạn cùng với việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình NHTMCP, BIDV xây dựng và thực hiện Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2012 - 2013 và định hướng đến 2015 gắn với mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng của Chính phủ.

Sau giai đoạn tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh của BIDV có những bước bứt phá về hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và được tổ chức nước ngoài đánh giá cao như vừa qua.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM