8 loại thực phẩm tự nó đã có độc bạn phải biết đường mà tránh xa

13/08/2016 20:36 PM | Sống

Có những thực phẩm bản thân nó đã chứa độc tố tự nhiên, có những món ăn lại sinh ra độc tố do bảo quản sai cách. Biết rõ để phòng tránh ngộ độc là điều cần thiết.

Khi nói đến ngộ độc , chúng ta thường nghĩ ngay đến lý do ăn phải thực phẩm kém chất lượng, chế biến không đúng cách. Ít ai nghĩ rằng, có nhiều món thực phẩm tự thân nó chứa chất độc.

Ở một môi trường hay điều kiện nào đó, chất độc đó sẽ sinh sôi khiến người ăn vào sẽ bị ngộ độc ngay lập tức. Nếu biết sớm thực phẩm nào tự nhiên đã chứa độc tố, chúng ta sẽ hạn chế được trình trạng bị ngộ độc.

Những thực phẩm tự nhiên đã chứa độc tố

Trong những thực phẩm ăn uống hàng ngày, đây là những thực phẩm tự nó chứa độc tố tự nhiên, chuyên gia khuyến cáo bạn nên cẩn thận khi sử dụng.

1. Đậu tằm

Đậu tằm tự nó chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi.

Các triệu chứng của tình trạng ngộ độc thường bất ổn, thiếu máu , vàng da, gan to, nôn mửa, sốt… nếu không cấp cứu kịp thời, xảy ra thiếu máu nặng sẽ gây ra tử vong .

Vì vậy cần lưu ý rằng đây không phải là món bạn có thể ăn sống.

2. Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân hoang dã bản thân nó chứa chất Almond với Xyanua, là nguyên nhân khiến bạn có thể bị "quật ngã".

Thông thường chúng ta ăn loại hạnh nhân đã qua chế biến, đối với những loại hạnh nhân tự nhiên, có màu xanh, tốt nhất là không nên ăn.

Có hai loại hạnh nhân: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Những hạt hạnh nhân đắng có chứa một lượng hydrogen cyanide độc hại tương đối lớn.

Các chuyên gia cho biết chỉ cần ăn 7-10 hạt hạnh nhân đắng cũng có thể gây ra rắc rối cho sức khỏe ở người lớn và có thể gây tử vong ở trẻ em.

Hạnh nhân đắng cần phải được xử lý chế biến trước khi ăn mới có thể tránh độc.

3. Anh đào (Cherry)

Trong lá và hạt quả anh đào có chứa các hợp chất có độc tính cao. Vì vậy, những hạt giống của anh đào bị nghiền nát, nhai, hoặc chỉ bị hư hỏng nhẹ, chúng sẽ tạo ra axit hydrocyanic.

Khi ăn anh đào phải nhớ không để cắn trúng hoặc nhai hạt.

4. Cá nóc

Cá nóc rất độc, 1g chất tetrodotoxin trong cá nóc độc đến nỗi có thể làm cho 500 người tử vong.

Vì đây là một món ăn phổ biến, nên tại Nhật Bản, các đầu bếp chế biến cá nóc phải được đào tạo và sát hạch với bằng những kỳ thi cho đến khi đạt được giấy chứng nhận mới có thể đứng bếp.

Ngoài ra còn phải trải qua kinh nghiệm từ 2-3 năm đào tạo mới có thể hành nghề.

Toàn bộ con cá nóc chỉ có thể ăn phần thịt vì bộ phận này ít độc tố hơn, còn lại thì không nên ăn vì nhẹ nhất cũng sẽ gây bị ngứa, nứt nẻ miệng.

5. Nấm

Tất cả chúng ta đã nghe nói về khái niệm vi khuẩn hay nấm mốc là những thức độc hại. Và món nấm dùng làm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày thực ra cũng chính là một loại "nấm mốc".

Mặc dù có thể tương đối dễ dàng xác định được đâu là nấm độc, đâu là nấm thực phẩm, nhưng không hoàn toàn như vậy, tất cả các loại nấm không rõ nguồn gốc, bạn đều phải cẩn thận khi sử dụng.

Cách để nhận biết nấm độc hay không thông thường sẽ nhìn "mũ" của nấm. Những loại nấm có mũ bằng phẳng. những tơ mốc mọc lên màu hồng hoặc đen thì là nấm lành.

Những loại nấm có phủ một lớp lông màu trắng mờ thường là nấm độc. Bên cạnh đó, nấm lành thường mọc mốc trên mũ, còn nấm độc mọc mốc ở thân cây.

Một số thực phẩm tự nó không phải là độc hại, nhưng không thối hoặc chiên sẽ mang lại độc hại, do đó đặc biệt chú ý.

Những thực phẩm tốt nhưng sinh ra độc tố trong quá trình bảo quản

Những thực phẩm sau đây bản thân nó không hề chứa chất độc hại, nhưng trải qua quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến không đúng cách, chúng đã sinh ra độc tố, cần đặc biệt cẩn thận để tránh ngộ độc.

1. Khoai lang có đốm đen


Khoai lang bị chớm đốm đen thì không nên ăn (Ảnh minh họa)

Khoai lang bị chớm đốm đen thì không nên ăn (Ảnh minh họa)

Khoai lang khi để lâu hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo, phân hủy.

Khi khoai bắt đầu có những đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần tác dụng, khoai sẽ trở nên bị cứng và có vị đắng.

Ăn khoai đốm đen sẽ gây gại đặc biệt cho gan, đồng thời chất độc ở trong khoai sẽ không phân hủy được kể cả khi đã nấu chín, tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.

2. Cà chua xanh


Không nên ăn cà chua chưa chín đỏ (Ảnh minh họa)

Không nên ăn cà chua chưa chín đỏ (Ảnh minh họa)

Khi cà chua còn xanh có chứa chất solanine, sau khi ăn vào sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và một số biểu hiện ngộ độc khác.

Cách tốt nhất là phải chờ cho cà chua chín đỏ, chín đều trên toàn bộ vỏ bề ngoài. Kể cả còn một ít màu vỏ xanh loang lổ cũng không nên ăn.

3. Khoai tây mọc mầm


Khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh không nên sử dụng (Ảnh minh họa)

Khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh không nên sử dụng (Ảnh minh họa)

Củ khoai tây mọc mầm hoặc nổi trên mặt đất, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm cho vỏ có màu xanh thường chứa một lượng lớn các chất solanine.

Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc nhanh chóng với các biểu hiện như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.

Nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu lại trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.

4. Bắp cải thối


Không nên ăn bắp cải đã có dấu hiệu thối hỏng (Ảnh minh họa)

Không nên ăn bắp cải đã có dấu hiệu thối hỏng (Ảnh minh họa)

Đây được xem là một trong những món ăn độc hại nhất các chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không nên ăn, hãy vứt bỏ rau khi đã bị thối.

Rau thối dễ dàng sinh vi khuẩn, quá trình phân hủy sinh ra chất nitrit độc hại, sau khi ăn loại chất độc này, cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc nitrite.

Triệu chứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi và các hiện tượng không mong muốn khác. Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.

5. Gừng thối


Khi gừng bị thối thì nên vứt bỏ tránh gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Khi gừng bị thối thì nên vứt bỏ tránh gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Gừng sau khi bị thối sẽ sinh ra một chất có độc tính cao khiến các tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.

6. Lõi mía màu nâu


Mía hỏng biến màu thì không nên ăn (Ảnh minh họa)

Mía hỏng biến màu thì không nên ăn (Ảnh minh họa)

Khi ăn mía, nếu nhìn thấy phần thịt mía chuyển sang màu nâu hoặc vàng, xuất hiện những vùng vị sâu lan ra màu đỏ hoặc sẫm màu hơn mía tươi, khi ăn có cảm giác mùi rượu thì nên bỏ ngay.

Đây là loại mía đã bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn này có thể dễ gây nhiễm trùng cho cơ thể, sản xuất ra cách độc tố ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của sức khỏe.

7. Trà mốc

Khi trà bị mốc xanh hoặc nấm mốc mọc lên nhiều thì nên vứt bỏ ngay lập tức. Mặc dù trà khô khi mọc nấm mốc rất khó phát hiện, vì thế khi có "nghi ngờ" trà bị nấm mốc là bạn không nên sử dụng nữa.

Uống phải trà mốc, cơ thể sẽ có cảm giác say say, chóng mặt, nặng hơn có thể bị tiêu chảy và các triệu chứng bất thường đối với sức khỏe.

8. Rong biển đổi màu

Khi bạn mua rong biển về nấu canh, nếu ngâm vào nước thấy phai màu lạ ra thì không nên tiếp tục sử dụng.

Ăn rong biển biến chất hoặc quá hạn sử dụng gây hại cho cơ thể, những thành phần gây biến màu trong nước canh sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.

*Tổng hợp từ Health/HQ/Sina

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM