7 phẩm chất quan trọng ai muốn làm lãnh đạo cũng phải có

27/12/2018 16:06 PM | Quản trị

Lạc quan mù quáng không phải là điều tốt, nhưng những nhà lãnh đạo lạc quan có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội nhóm của mình.

Dẫn dắt tầm nhìn, đam mê, và tính toàn vẹn là những đặc điểm của những nhà lãnh đạo nổi tiếng. Trên thực tế cũng có những đặc điểm lãnh đạo ít được biết đến và bị xem như là điểm yếu.

Những đặc điểm tiềm ẩn này có thể được phát triển và nuôi dưỡng để giúp sự nghiệp của bạn và vai trò lãnh đạo của bạn phát triển hơn trong công việc và xã hội.

Hãy xem thử bạn có một vài hay tất cả những phẩm chất này để làm lãnh đạo không:

1. Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc. Phẩm chất này quan trọng đến mức đáng ngạc nhiên trong môi trường làm việc và giúp bạn quản lý xung đột và các mối quan hệ, cũng như hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hơn trong việc cạnh tranh kinh doanh. Mọi người không muốn bị phân tích và tiếp thị - họ muốn được thấu hiểu điều họ muốn và cần. Các nhà lãnh đạo biết đồng cảm làm việc tốt hơn trong công ty, nhưng cũng có thể dùng đặc điểm này để khiến công ty mạnh hơn.

2. Lạc quan

Có thể bạn nghĩ lạc quan là một phẩm chất mà người sở hữu nó là một người tràn đầy hy vọng, nhưng nó cũng cho thấy sự tự tin về kết quả thành công. Dĩ nhiên, lạc quan mù quáng không phải là điều tốt, nhưng những nhà lãnh đạo lạc quan có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội nhóm của mình.

3. Sự bao dung

Không ai thích người sếp cứ ghi lỗi của mình suốt. Có sức mạnh thực sự trong việc cho phép nhân viên chấp nhận rủi ro đã được tính toán, nhưng họ phải biết rằng rủi ro đó sẽ không bị nhắc lại sau này. Làm như vậy là giết chết sự sáng tạo và động lực. Nó khiến người ta suy tính, đắn đo hơn trước khi đem trình lên ý tưởng hoặc thử nghiệm tiến trình hay sản phẩm mới. Học cách tha thứ cho lỗi lầm để nuôi dưỡng sự sáng tạo và cảm hứng, và đội nhóm của bạn sẽ đền đáp cho bạn gấp mười lần.

7 phẩm chất quan trọng ai muốn làm lãnh đạo cũng phải có - Ảnh 1.

4. Lòng vị tha

Lòng vị tha nghĩa là bạn quan tâm đến phúc lợi của người khác. Trong kinh doanh, điều đó nghĩa là bạn muốn mọi người xung quanh bạn làm việc tốt hơn, cảm thấy tốt hơn và thể hiện tốt hơn. Bạn không cần phải nhận hết về mình. Bạn phải hiểu rằng giúp đỡ những người xung quanh bạn sẽ khiến tất cả mọi thứ tốt hơn. Đây là một phẩm chất lãnh đạo đáng kinh ngạc, nhưng không phải điều bạn có thể liên kết với năng lực hay sức mạnh.

5. Tài hùng biện

Khả năng phát biểu và viết lách một cách thuyết phục đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp. Mọi người mong muốn người lãnh đạo giao thiệp và gây được ấn tượng. Một bài phát biểu hùng hồn có thể kết thúc một thỏa thuận. Một ký ức mạnh mẽ có thể giúp nhân viên dập tắt nỗi sợ, làm giảm sự bất đồng quan điểm hoặc truyền cảm hứng cho mọi người để đạt đến tầm cao mới.

6. Nhận thức

Nhận thức là khả năng phán đoán tốt, dù là trong mối quan hệ với mọi người, trong các tình huống, hay quyết định kinh doanh. Nếu bạn sáng suốt, bạn dùng thời gian để tìm hiểu vấn đề và lướt qua hàng loạt những cách giải quyết để tìm ra phương án tốt nhất. Bạn không nhảy sổ vào mọi cơ hội mà suy nghĩ kỹ càng và tìm ra lựa chọn tốt nhất.

7. Khiêm tốn

Không ai thích nghe kể người khác tuyệt vời thế nào cả - đặc biệt khi từ chính miệng người kia nói ra. Hãy để thành công của bạn lên tiếng; đừng trở thành kẻ khoe mẽ bản thân. Tự tin là tốt nhưng phải được tiết chế bằng sự khiêm tốn.

Những phẩm chất này có thể là những công cụ mạnh mẽ cho doanh nhân và các nhà lãnh đạo đầy tham vọng, những người sẵn sàng dành ra thời gian và nỗ lực để phát triển chúng.

Mộc Dương

Từ khóa:  sếp , lãnh đạo
Cùng chuyên mục
XEM