60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú "vua bánh mỳ", thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn

28/09/2022 16:43 PM | Sống

Từ xe bánh mỳ dạo, một giáo viên nghỉ hưu ở tuổi 60 đã gây dựng nên một thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng khắp đất nước tỉ dân.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 1.

Toly Bread được thành lập vào những năm 1990. Sau hơn 20 năm phát triển, công ty đã trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng Trung Quốc với vai trò sản xuất và kinh doanh các loại bánh như bánh mì, bánh trung thu, bánh tét...

Hiện tại, các cơ sở sản xuất của thương hiệu này đã được phân bố tại 17 khu vực ở Trung Quốc, với 220.000 điểm bán hàng. Đi đôi với thành công hiện tại, lịch sử phát triển hơn 20 năm của công ty không thể tách rời cái tên Ngô Chí Cương.

Ngô Chí Cương sinh năm 1935 ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Sau thời bình, ông quyết tâm tích cực học tập để lấy bằng đại học. Sau khi tốt nghiệp, ông lựa chọn công việc gắn bó với “phấn trắng bảng đen”, quyết định dành cả tuổi đời để làm giáo viên, ươm mầm biết bao thế hệ học sinh xuất sắc.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 2.

"Vua bánh mỳ" Ngô Chí Cương

Năm 1995, ông nghỉ hưu ở tuổi 60, chính thức khép lại những năm tháng đứng trên bục giảng. Thế nhưng, sự nhàm chán của cuộc sống an nhàn tuổi già lại thúc giục ông phải làm điều gì đó.

Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhiều cơ hội làm ăn, không ít người tham gia lập nghiệp và mức sống xã hội đã được nâng cao hơn nhiều.

Trước sự sôi nổi ngoài kia, những “gợn sóng” trong lòng Ngô Chí Cương bắt đầu nổi dậy. Nhưng điều khiến ông lăn tăn là khởi nghiệp ở độ tuổi 60 liệu có ổn không? Có thể làm ra thành tích gì?

Một hôm, ông Ngô vô tình nhìn thấy đĩa bánh mì được dọn sẵn trên bàn và những chiếc bánh này đã thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp trong ông: Tại sao mình không bán bánh mì?

Sau nhiều lần suy nghĩ, Ngô Chí Cương quyết định bán bánh mì trên xe đồ ăn sáng, ông nhận thấy các xe bán đồ ăn sáng mang đi trên các con đường, ngõ hẻm rất tiện lợi và nhanh chóng. Hơn nữa bánh mì là mặt hàng không cần đun nóng, bán trên xe di động không chỉ giải quyết được vấn đề mặt bằng cửa hàng, mà còn có thể phủ sóng rộng rãi khắp nơi.

Nói là làm, ông Ngô lấy số tiền tiết kiệm nhiều năm để mua nguyên liệu làm bánh mì, thuê một vài nhân công và bắt đầu lần kinh doanh đầu tiên đầy nhiệt huyết của mình.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 3.

Và rồi thương hiệu bánh mì Toly ra đời. Để đảm bảo hương vị của bánh mì, bánh mì tươi vừa sản xuất phải được ông phải gửi đi vào lúc 3 giờ sáng hàng ngày, và tất cả bánh mì phải được bày bán trước 6 giờ.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 4.

Ngoài việc chú trọng đến sự tươi ngon, ông Ngô cũng đề xuất triết lý kinh doanh là “chất lượng và không đắt tiền”. Ông muốn tập trung phát triển thương hiệu và lan rộng độ nhận biết sản phẩm, nên mỗi loại bánh của Toly đều có một hương vị riêng để đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, chất lượng bánh được nhiều người khen ngợi, giá cả tương đối hợp lý và lượng tiêu thụ rất khả quan.

Thời gian trôi qua, xưởng nhỏ ban đầu đã lớn lên từng ngày, dần dần bánh mì Toly đã vào được các cửa hàng, siêu thị ở Đan Đông và thiết lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường địa phương. Đến năm 2005, Toly trở thành nhà sản xuất bánh mì tươi lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc, nhờ đó ông chủ Ngô Chí Cương cũng trở thành “Vua bánh mì” ở vùng Đông Bắc.

Năm 2006, ông Ngô đặt tầm nhìn ra thị trường toàn quốc và khởi chạy mô hình bán sỉ - phân phối, mỗi xưởng sản xuất sẽ cung ứng sản phẩm trong bán kính 200km. Do bánh mì tươi có hạn sử dụng ngắn và không có chất bảo quản nên yêu cầu đối với chuỗi cung ứng sản phẩm khá cao.

Nếu sản xuất ít thì không đáp ứng được nhu cầu thị trường, sản xuất nhiều thì bánh sẽ hết hạn sử dụng và phải tiêu hủy nếu tiêu thụ không kịp, đó là rủi ro rất lớn. Để giảm lỗ nhiều nhất có thể, ngay từ khi thành lập công ty, ông Ngô đã quyết định áp dụng phương thức “sản xuất dựa trên doanh số bán hàng”.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 5.

Năm 2015, sau 20 năm phát triển nhanh chóng, Toly Bread đã chạm mốc 170.000 cửa hàng, trở thành công ty dẫn đầu trong ngành. Cũng trong năm này, Ngô Chí Cương - lúc này 80 tuổi đã đưa Toly Bread đổ bộ vào thị phần A. Kể từ khi niêm yết, chất lượng của công ty ngày càng được cải thiện, duy trì đà tăng trưởng ổn định và lợi nhuận ròng cũng tăng đều đặn.

60 tuổi mới khởi nghiệp, 80 tuổi trở thành tỷ phú vua bánh mỳ, thầy giáo về hưu dạy chúng ta bài học quý: Làm giàu không bao giờ muộn - Ảnh 6.

Năm 2019, Ngô Chí Cương 84 tuổi chính thức rút khỏi việc kinh doanh, công ty được giao cho hai người con trai quản lý. Không ai có thể ngờ rằng, chiếc xe bán hàng nhỏ bé năm nào sẽ trở thành đế chế bánh mì với giá trị thị trường hơn 5.5 tỷ USD.

Với tư cách là người tiên phong trong ngành, Ngô Chí Cương đã dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn trên thị trường trong hơn 20 năm phát triển. Ông đã thực hiện mọi điều nhỏ nhặt nhất một cách chân thực nhất, mở ra một cơ hội lớn cho công ty.

Không có thành công của ai là dễ dàng, bạn cũng không thể sao chép thành công của bất kỳ ai. Điều mà Ngô Chí Cương mang đến cho chúng ta chính là sự kiên định, nghiêm túc khi làm việc và một thái độ sống tích cực: Chỉ cần có ước mơ thì sẽ không bao giờ là muộn để thực hiện nó.

Theo Toutiao

Theo Thiên An

Cùng chuyên mục
XEM