4 thói quen nhỏ vào buổi sáng nhiều người mắc khiến phổi "thủng như tổ ong": Nếu cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy đến bệnh viện khám ngay kẻo không kịp
Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến phổi bị tổn thương nặng nề.
Phổi là cơ quan nội tạng mỏng manh, là bộ phận sợ khô nhất trong cơ thể. Nếu bạn không chú ý chăm sóc và thường xuyên có những thói quen gây hại cho sức khỏe của phổi thì các bệnh về phổi sẽ tự nhiên kéo đến.
Dưới đây là 4 thói quen nhỏ buổi sáng nhưng lại gây hại lớn cho sức khỏe phổi bạn cần chú ý:
1. Hút thuốc lá
Đối với nhiều người nghiện thuốc lá, việc đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng là hút một điếu thuốc, thậm chí có người còn chưa cả đứng dậy, vừa mới mở mắt đã châm ngay một điếu thuốc khi đang nằm trên giường.
Như mọi người đã biết, hút thuốc vào thời điểm ngay khi thức dậy có hại cho cơ thể hơn nhiều so với hút thuốc bình thường. Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ trực tiếp đi vào phổi khiến chức năng phổi bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của lá phổi.
2. Tức giận
Một số người có thói quen gắt ngủ mỗi khi thức giấc, sáng ngủ dậy không thấy gì vừa mắt, tức tối từng cơn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phổi.
Khi một người tức giận hoặc xúc động sẽ dẫn đến tình trạng thở nhanh, các phế nang liên tục giãn nở không thể nghỉ ngơi và thư giãn bình thường. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của phổi.
Ngoài ra, tính khí không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và quá trình trao đổi chất, hậu quả là dễ ốm đau, nguy cơ ung thư tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ung thư phổi.
3. Tập thể dục buổi sáng quá sức
Ảnh: Internet
Rất nhiều người trung niên và cao tuổi "nghiện" tập thể dục buổi sáng. Họ thường ra ngoài tập luyện trước khi mặt trời ló dạng, chưa kể một bài tập kéo dài vài tiếng đồng hồ sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi quá độ, không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phổi.
Hơn nữa, một khi địa điểm tập thể dục buổi sáng có chứa khí thải công nghiệp, khí thải ô tô, bụi mịn hoặc lượng khói bụi lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của con người. Các nhân tố trên là nguyện nhân chính gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp trên cấp tính, viêm phế quản,... lâu dài có thể gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.
4. Chế độ ăn uống không đúng cách
Ảnh: Internet
Phần lớn mọi người đều nhận thức được rằng bữa sáng là vô cùng quan trọng nên phải ăn uống đầy đủ, việc ăn uống tùy tiện hay bỏ bữa sáng cũng đồng nghĩa với việc bỏ bê sức khỏe của lá phổi.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, có quan điểm cho rằng "uống quá nhiều sẽ làm nghịch khí" còn "uống lạnh sẽ làm hại phổi".
Vì vậy, nguyên tắc chung của việc bồi bổ phổi là ăn ít gia vị và nhiều hương vị, chọn chế độ ăn nhạt, lưu ý nên ăn ít muối và tránh mặn, không ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, đặc biệt là đồ uống lạnh.
Bỏ bữa và ăn vặt thường xuyên có thể gây ra bệnh hen suyễn ở tuổi vị thành niên, từ đó ảnh hưởng đến chức năng phổi về lâu về dài.
3 biểu hiện chứng tỏ phổi đang "lâm bệnh"
1. Tức ngực và mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy bị tức ngực và khó thở sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, bạn cần cảnh giác bởi đây có thể là cảnh báo của tình trạng suy giảm chức năng phổi.
Khi chức năng phổi suy giảm, khả năng lấy oxy từ ngoài không khí của cơ thể bị giảm sút, dễ xảy ra tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra, khi thức dậy vào buổi sáng nồng độ lipid trong máu sẽ cao hơn bình thường, lúc này khả năng vận chuyển oxy của máu cũng giảm nên lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ, dễ gây cảm giác tức ngực, đôi khi là đau thắt và khó thở.
2. Ho liên tục
Ảnh: Internet
Khi phổi của một người bị tổn thương, tình trạng ho liên tục khi thức dậy vào buổi sáng có thể là một dấu hiệu nhận biết.
Nhìn chung, các bệnh như lao, viêm phổi, khí phế thũng và một số bệnh liên quan đến hô hấp khác có khả năng gây kích ứng khí quản hoặc các niêm mạc xung quanh, vì vậy khi mắc phải người bệnh sẽ có biểu hiện ho liên tục.
Tình trạng ho không ngừng này không chỉ xuất hiện vào buổi sáng mà có khi xảy ra vào buổi tối, khi ngủ cũng ho liên tục khiến người bệnh không ngủ được.
3. Khó thở
Sau khi chức năng phổi bị suy giảm, người bệnh dễ bị khó thở, thở gấp. Nguyên nhân là vì phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người, để quá trình trao đổi khí diễn ra một cách thông thuận, chức năng của phổi phải được duy trì ở mức nhất định.
Tuy nhiên, khi phổi bị tổn thương, khả năng trao đổi khí bị suy giảm, dẫn đến việc lượng oxy mà cơ thể cần luôn bị thiếu hụt. Lúc này, người bệnh dễ bị khó thở, bạn sẽ có cảm giác khó thở rõ ràng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
Muốn bồi bổ phổi thì hãy làm tốt 4 điều này, phổi sẽ từ từ khỏe lại
1. Ăn ngon
Khi phổi không bị khô thì sẽ hoạt động tốt hơn, do vậy ăn một chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm giúp giữ ẩm sẽ tốt cho sức khỏe của phổi:
- Củ cải: Củ cải có vị hơi cay, thanh nhiệt giải đờm, giảm đau họng. Dù là củ cải trắng hay củ cải xanh đều rất tốt cho sức khỏe của phổi. Nấu súp với củ cải hoặc làm một chén củ cải ngâm mật ong là cách hiệu quả để làm ẩm phổi và bổ dưỡng cho phổi.
- Củ sen: Củ sen trắng cũng là một loại thực phẩm được dùng nhiều nếu muốn duy trì sức khỏe của phổi. Củ sen, làm khô ẩm, dưỡng âm, nhuận phổi, thanh nhiệt, giải khát, ích phổi. Dùng nước ép củ sen, thêm một lượng mật ong vừa đủ uống, hoặc xào hoa sen với củ sen, có tác dụng làm dịu chứng khô phổi và giảm các cơn ho.
2. Uống trà
Mùa thu là thời điểm rất nhiều bệnh về phổi gia tăng, bởi vì khí trời vào mùa thu thường hanh khô nghiêm trọng, uống thêm trà không những làm dịu đi cái khô hanh của mùa thu, mà còn có thể làm ẩm phổi, giải độc.
- Trà lá tía tô: Trong sách cổ Bản thảo Cương mục của Trung Quốc có ghi chép rằng, lá tía tô có tác dụng ôn trung ích khí, trừ đờm, ích phổi, điều hòa khí huyết, làm ấm trung tiện, giảm đau, bình suyễn. Các nghiên cứu hiện đại phát hiện ra rằng lá tía tô khi được hấp thụ đi qua kinh mạch phổi, có tác dụng bổ phổi, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Ảnh: Internet
Lá tía tô có tác dụng giữ ẩm tốt và vật lý trị liệu đối với cổ họng, có lợi cho việc chữa lành các vết viêm tại chỗ, có thể làm giảm ngứa cục bộ, do đó ngăn chặn phản xạ ho, có lợi cho việc giảm ho và long đờm.
Uống trà tía tô hàng ngày giữa các bữa ăn không chỉ có tác dụng giảm ho, tán phổi, tiêu viêm, ngăn ngừa các bệnh về phổi mà còn tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, dùng bồ công anh, rau diếp xoăn, diếp cá, và hà thủ ô trộn với nhau, ngâm nước uống thay trà cũng là một phương pháp giúp làm ẩm phổi, tán phổi, giảm ho, giải độc, giúp phổi khỏe.
Bồ công anh, không chỉ có tác dụng giải độc phổi, mà còn kháng viêm và cải thiện tình trạng khó chịu ở cổ họng. Rau diếp xoăn có thể thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và tiêu sưng, tăng cường miễn dịch, giải độc cơ thể.
Thổ phục linh, mềm ẩm, ích ngũ tạng, có thể cải thiện chứng khô họng, ho khan và tiêu đờm… đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch. Hà thủ ô đi vào kinh mạch phổi có thể tán phổi, tống đờm ra ngoài, làm dịu yết hầu, tiêu mủ,… rất có lợi cho sức khỏe của phổi.
3. Tập thể dục thường xuyên hơn
Tập thể dục có thể làm tăng dung tích phổi và cải thiện chức năng của phổi. Có thể kể tới một số động tác và bài tập giúp rèn luyện sức khỏe lá phổi như:
- Ưỡn ngực: Mở rộng cánh tay, mở rộng lồng ngực hết mức có thể, sau đó dùng bụng để thở nhằm tăng dung tích phổi. Kiên trì tập thể dục từ 10 đến 20 phút mỗi ngày để kéo giãn mạch máu tim và phổi, nâng cao khả năng cung cấp máu và oxy, từ đó cải thiện chức năng tim phổi.
- Chạy bộ: Chạy bộ thường xuyên có thể duy trì và tăng cường độ đàn hồi của phế nang từ đó trì hoãn sự lão hóa của chức năng hô hấp. Chưa dừng lại ở đó, chạy bộ có thể làm cho quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra mạnh mẽ, làm hàm lượng oxy trong máu cao, rất tốt cho sức khỏe tim phổi.
Ảnh: Internet
4. Cười nhiều hơn
Cổ nhân có câu: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Có nhiều cách để bồi bổ phổi, và "cười" có lẽ là cách "bổ và rẻ" nhất.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng "cười thường xuyên sẽ thúc đẩy phổi", thường xuyên cười rất có lợi cho sức khỏe của phổi.
Khi cười có thể làm cho phổi nở ra, làm thông thoáng đường thở, tăng dung tích phổi, giúp nhịp thở thông suốt hơn. Ngoài ra, tiếng cười còn giúp xua tan khí phổi và thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi, từ đó tiêu trừ mệt mỏi.
Vì vậy, thường xuyên cười rất hữu ích cho sức khỏe của lá phổi.
(Theo laoziliao.net)