4 bí quyết khiến 'khắc tinh' của Gia Cát Lượng thọ gần gấp đôi truyền nhân của Tào Tháo
Tư Mã Ý dù làm việc bận rộn nhưng rất hiếm khi bị ốm, ông là người có tuổi thọ cao nhất trong số những nhân vật kiệt xuất cùng thời. Vậy đâu là bí mật sống thọ của nhân vật này?
Tư Mã Ý sinh năm 179, mất ngày 7/9/251, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ (TQ).
Tư Mã Ý có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Dù thua Gia Cát Lượng ở hầu hết các cuộc đối đầu trên thực địa, nhưng chung cuộc vị quân sư kiệt xuất của Thục Hán lại chết sớm hơn Tư Mã Ý khiến đại cục thay đổi.
Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Về mặt tuổi thọ, trong thời loạn lạc và điều kiện y tế thiếu thốn, tuổi thọ trung bình của người dân không cao lắm. Truyền nhân của Tào Tháo là Tào Phi chỉ sống 39 tuổi, cháu nội 42 tuổi, bản thân Tào Tháo sống được 65 tuổi. Ngay như Gia Cát Lượng cũng chỉ sống 54 tuổi. Còn Tư Mã Ý sống đến tuổi 73.
Vì thế, riêng về mặt chăm sóc sức khỏe, Tư Mã Ý được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là một trong những nhân vật biết chăm sóc sức khỏe nhất thời Tam Quốc, những cách dưỡng sinh của ông vẫn được người đời học tập cho đến tận ngày nay.
Bí quyết thứ nhất
LUYỆN BÀI TẬP NỔI TIẾNG NHẤT CỦA HOA ĐÀ
NGŨ CẦM HÍ
Mọi người khi xem phim hay đọc sách lịch sử đều cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ trí tuệ phi thường của Tư Mã Ý.
Nếu để ý đến cốt truyện trong vở kịch, bạn sẽ thấy rằng Tư Mã Ý mặc dù làm việc chăm chỉ cả ngày nhưng rất hiếm khi bị ốm, ông gần như là người có tuổi thọ cao nhất trong số những nhân vật kiệt xuất cùng thời, bí mật cuối cùng cũng được tiết lộ dưới đây.
Hoa Đà dạy cho Tư Mã Ý một bài dưỡng sinh có tên là "Ngũ cầm hí" (vũ điệu của 5 con vật) mô phỏng những động tác của 5 con vật giúp cho cơ thể chắc khỏe, cơ bắp rắn rỏi. Mã Ý học xong, ngày nào cũng luyện tập đều đặn, chăm chỉ.
Ngũ Cầm hí là một bài khí công, cũng có thể coi là một bài tập thể dục rèn luyện sức khỏe do Hoa Đà biên soạn dựa trên kỹ thuật cổ xưa, nghiên cứu đặc tính hoạt động của hổ, hươu, gấu, vượn, chim, kết hợp với đặc điểm tạng người, kinh lạc, khí và huyết, nhằm cải thiện và nâng cao thể chất của từng bộ phận cơ thể.
Bằng cách bắt chước hành động của các loài động vật khác nhau, các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể được tập luyện một cách có chủ đích, tăng cường chức năng hoạt động, từ đó có được sử dẻo dai, khỏe mạnh.
1, Hổ hí được chia thành hai động tác chính là "hổ di chuyển" và "hổ vồ". Động tác "hổ di chuyển" lên xuống để điều chỉnh chức năng tập trung vào kinh tam tiêu, tăng cường lực cầm nắm và cải thiện lưu thông máu ở các khớp xa của chi trên.
Động tác "hổ vồ" làm tăng tính linh hoạt và kéo dài từng khớp xương sống, cũng như sức mạnh của cơ vùng cột sống thắt lưng.
2, Hươu hí được chia thành 2 động tác chính là hươu chống đỡ và hươu trốn chạy. Với sự trợ giúp của động tác gập và vặn bên thắt lưng, làm cho toàn bộ cột sống vận động hoàn toàn và tăng cường sức mạnh cho cơ thắt lưng.
Trong động tác miêu tả hoạt động của con hươu, cánh tay được mở rộng bên trong và kéo căng cơ vai và lưng, có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm khớp vai.
3, Gấu hí là động tác miêu tả hoạt động của gấu bao gồm gấu di chuyển và lắc lư. Bài tập này giúp cho các khớp và cơ thắt vận động uyển chuyển để ngăn ngừa căng cơ thắt lưng và tổn thương mô mềm.
Tập động tác gấu lắc người từ bên này sang bên kia để điều hòa gan và lá lách, có thể ngăn ngừa người già yếu chi dưới, chấn thương khớp háng, đau đầu gối, v.v.
4, Vượn hí là động tác có thể tăng cường hô hấp và cải thiện việc cung cấp máu cho não. Khi bắt chước động tác của con vượn, mắt nhìn phải và trái, điều này có lợi cho cử động cổ và thúc đẩy tuần hoàn máu trong não.
5, Điểu hí là bài tập mô phỏng động tác của con chim như vươn vai và bay, có thể tăng cường chức năng của phổi, tăng dung tích phổi, tăng cường khả năng trao đổi oxy trong máu, cải thiện chức năng tim phổi.
Vườn tượng mô phỏng những động tác trong bài khí công Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà ở Trung Quốc.
Chúng ta cần học hỏi Tư Mã Ý không chỉ về chế độ sức khỏe mà còn cả đức tính kiên trì trong lúc khó khăn, tâm lý bình tĩnh khi đối mặt với cám dỗ và tính kiên nhẫn chờ đợi trước kẻ thù, vì vậy, cuộc sống sẽ thực sự rộng mở, khỏe mạnh, trường thọ.
Bài khí công Ngũ Cầm hí cho đến nay vẫn có rất nhiều người luyện tập theo trên toàn thế giới. Tác dụng đối với sức khỏe là không thể phủ nhận.
Video hướng dẫn cách tập và một số hình ảnh minh họa:
Bài tập Ngũ Cầm hí của Hoa Đà
* Đón đọc bí quyết thứ hai giúp Tư Mã Ý sống thọ nhất thời Tam Quốc.
*Theo Health/TT