4 bí kíp giúp Dropbox, 9gag, Airbnb thành công mà startup nào cũng nên biết

09/04/2017 10:05 AM | Kinh doanh

Cơn sốt khởi nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Chỉ tính trong năm 2015, nước Anh đã cho ra đời 608.100 công ty, thung lũng Silicon (Hoa Kì) cho ra đời 23.000 dự án khởi nghiệp và ở Trung Quốc thì cứ 1 phút lại có 7 doanh nghiệp ra đời.

Một trong những quyết định quan trọng khi bạn trở thành nhà lãnh đạo của một dự án startup là tìm nguồn tài trợ hay bắt tay vào việc khởi động kinh doanh. Chương trình tăng tốc khởi nghiệp là một khoảng không gian trung tâm, kết nối những doanh nhân đến với các nguồn lực, mạng lưới đầu tư mới và các cơ hội phát triển.

Nói một cách nôm na, nếu coi startup là một cây xanh, thì tăng tốc khởi nghiệp là việc lập ra hẳn một kế hoạch phát triển của cây xanh, dùng nhiều biện pháp để buộc cây xanh start up phải phát triển theo định hướng mà người trông cây cho là tốt với cây.

Nhiều công ty hàng đầu thế giới đã ra đời và phát triển dựa trên hình thức trợ giúp này như: Airbnb, Dropbox và 9gag,… Thông thường, các chương trình tăng tốc cho khởi nghiệp chỉ kéo dài tối đa 5 tháng.

Tôi đã từng có dịp nói chuyện với Franco Lovi Vollbrecht – Giám đốc Chương trình Châu Mỹ - Latin tại YouNoodle và cũng là người đã làm việc và tham gia vào quá trình đánh giá mô hình tăng tốc khởi nghiệp Start-Up Chile. Trò chuyện cùng tôi, ông chia sẻ rằng, 4 điều sau đây là những lưu ý mà các nhà khởi nghiệp cần quan tâm trước, trong và sau khi tham gia vào mô hình này.

1. Hãy suy nghĩ về sự tăng tốc

Trước khi bạn tham gia vào quá trình tăng tốc, Vollbrecht nói, bạn phải chắc chắn rằng công ty của bạn đang ở thời điểm “chín muồi”.

“Bạn cần xem xét bạn đang ở thời điểm nào?”, ông nói. “Trong khi một mô hình tăng tốc khởi nghiệp chấp nhận cả giai đoạn khởi động chỉ với yêu cầu là một nguyên bản hoặc MVP (Sản phẩm khả thi tối thiểu)”.

Khi được hỏi những yếu tố nào nên được xem xét trước khi thực hiện quá trình tăng tốc, Vollbrecht cho biết những người sáng lập nên đọc kĩ các điều khoản và điều kiện cũng như dành nhiều thời gian để chuẩn bị.

“Thông thường, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thứ như các bài thuyết trình được ghi lại bằng video, tài liệu, kế hoạch kinh doanh,…”, ông nói. “Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc những điều khoản về kì hạn một cách cẩn thận. Bằng cách đó, bạn hiểu bạn đang đối mặt với những gì.

2. Hãy tạo cho quá trình khởi nghiệp của bạn

Bạn cần phải chắc chắn về mục tiêu của mình trước khi bạn áp dụng tăng tốc khởi nghiệp. Nếu không có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ không bao giờ gây được ấn tượng với người đánh giá kế hoạch của bạn.

Hơn nữa, nhiều chương trình tăng tốc khởi nghiệp có nhiệm vụ riêng biệt. Tốt nhất bạn nên chắc chắn rằng chương trình bạn đang áp dụng phù hợp với mục tiêu, hướng đi của bạn.

Vollbrecht nói: "Hầu hết các chương trình du lịch đều đang tìm kiếm những người có ý định xây dựng hệ sinh thái tại địa phương ấy", ông Vollbrecht nói. "Ví dụ như nếu bạn nộp đơn lên Chilê Start-Up, bạn phải cam kết dốc hết tâm sức vào việc bảo vệ, cải tạo hệ sinh thái."

Mặc dù có rất nhiều mô hình tăng tốc khởi nghiệp trên toàn cầu, nhưng hầu hết đều chỉ phù hợp làm việc với các nhóm người chứ không chỉ là những người sáng lập. Với nhiều thành viên, đặc biệt là những người năng động, họ sẵn sang thử những điều mới mẻ, chứ không đơn thuần chỉ bó hẹp vào ý tưởng ban đầu của người thủ lĩnh. Bạn sẽ có lợi thế trong nhóm nếu như bạn là một người am hiểu công nghệ, một tiếp thị viên, nhân viên bán hàng hay một quản trị viên tài chính.

Ngay cả khi bạn thuê gia công cho công việc của bạn, tốt nhất đừng để bất cứ ai, đặc biệt là những người giỏi công nghệ thông tin, nắm rõ từng quy trình, dù là nhỏ nhất, trong công việc, kế hoạch của bạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng không ai có thể qua mắt hay lừa dối bạn điều gì.

Để được tham gia vào quá trình tăng tốc, bạn cần phải thể hiện được sự tiến bộ của mình. Ví dụ, bạn lên ý tưởng và xây dựng một sản phẩm, tuy nhiên, nếu thiếu một phương diện, rất khó để các cố vấn có thể thấy hết được các kĩ năng và tầm nhìn của bạn.

3. Thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án Startup của mình

Có một vài sai lầm mà các nhà khởi nghiệp thường mắc phải khi đưa các sản phẩm của họ ra thực tế. Việc đầu tiên là quá nỗ lực để tạo được công nghệ cao, quá chuyên môn khi bán một sản phẩm. Các thuật toán, dashboards cũng là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, đối với những người có đầu óc kinh doạnh, điều mang đến những gía trị cốt lõi đầu tiên sẽ là bảng.

Thực tế là có quá nhiều thuật ngữ sẽ khiến cho sản phẩm của bạn trở nên không rõ ràng, khó hiểu: Ngôn ngữ của bạn phải điều chỉnh phù hợp với trình độ kiến thức chuyên môn của người mà bạn đang nói chuyện.

Vollbrecht nói: “Có thể bạn am hiểu các kiến thức về công nghệ và bạn luôn cố giải thích cho các nhà đầu tư về tầm quan trọng của sản phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng họ có cùng mức độ hiểu biết như bạn. Sẽ rất khó cho các nhà đầu tư có thể hiểu những gì bạn đang muốn truyền đạt”.

Một vấn đề khác là “Làm sao cho sản phẩm của bạn ra mắt thị trường?”. Mặc dù các sản phẩm rất hiếm khi có thể hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên bạn cũng nên định hướng mục tiêu rõ ràng và nhắm đến thị trường tiềm năng cho sản phẩm của chính mình.

“Nếu bạn không thể khiến cho các sản phẩm startup của mình khác biệt trên thị trường, bạn sẽ không bao giờ nổi bật”. Vollbrecht nói.

Mặc dù nghe có vẻ lạ nhưng trải nghiệm không thực sự quan trọng khi bạn thực hiện startup. Bạn có thể có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực của bạn hoặc mới bắt đầu. Nếu bạn chứng minh tầm nhìn, khả năng tiến bộ , bạn hòn toàn có thể bắt đầu vào “cuộc chơi”.

4. Khai thác tối đa sức mạnh của chương trình tăng tốc khởi nghiệp

Một trong những khía cạnh có giá trị nhất của tăng tốc khởi nghiệp là xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm. Thông thường, những nhà sáng lập thường chú ý lắng nghe các cố vấn. Nhưng một điều cũng quan trọng là để chú ý đến bạn bè, những người đồng trang lứa với họ.

“Rất nhiều người cùng thế hệ ở những vị trí giống như bạn. Vì thế, bạn không phải là người duy nhất đối mặt với những tình huống khi lần đầu khởi nghiệp: Phát triển các sản phẩm, mở rộng lượng khách hàng,.. Bạn có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau trong và sau chương trình”.

Những nhà sáng lập phải luôn sẵn sàng lắng nghe những phản hồi cũng như hiểu rõ rằng không phải tất cả đều là tích cực. Bạn cũng cần lưu ý rằng mọi lời khuyên và phê bình là có giá trị, bạn cần phải chắt lọc. Không phải mọi thứ bạn nghe đều là lời khuyên tuyệt vời, cũng như không thể giúp bạn nâng cao và phát triển năng lực công ty.

Khi bạn tham gia chương trình tăng tốc, bạn sẽ gặp rất nhiều người cố vấn làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn có thể giữ liên lạc, bởi vì bạn không bao giờ rằng những mối quan hệ mới sẽ có ý nghĩa như thế nào cho bạn trong tương lai.

Nếu bạn quyết định tham gia vào một mô hình tăng tốc khởi nghiệp, hãy nhớ rằng nhiệm vụ, tiến bộ và mối quan hệ là những chìa khóa quan trọng để tiến tới thành công.

Châu Anh

Cùng chuyên mục
XEM