3 việc người thông minh đều tìm cách né tránh: Bảo sao họ dễ dàng lấy được lòng thiên hạ, sự nghiệp thăng tiến không ngừng
Có thể bạn không nhận ra, người thông minh đều cố tìm cách né tránh những việc này. Nó là bài học trong cuộc sống, nếu có thể làm tốt, bạn sẽ tránh được những rắc rối và phiền phức.
1. Những điều không nên nói để tránh làm tổn thương người khác
Không tôn trọng sự tồn tại của người khác
Trước tiên, muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác thì bản thân hãy học cách coi trọng sự tồn tại của đối phương.
Bình phẩm về khuyết điểm của người khác
Sống trên đời không có ai hoàn hảo, ai cũng sẽ có những ưu và khuyết điểm của mình. Muốn trở thành một người tử tế đừng vội phán xét, bình phẩm về khuyết điểm của người khác.
Con người nên sớm nhận ra rằng ngôn ngữ chính là thứ vũ khí đáng sợ nhất trên đời. Bởi đôi khi, những trận đòn, cái bạt tai lại chỉ là vết thương ngoài da, có thể nhanh chóng xoa dịu nó, chữa lành nó. Trong khi ấy, những lời nói lại mang tính sát thương rất cao, có thể đã qua nhưng nó sẽ mãi in hằn trong tâm trí người nghe.
Một câu nói vô tình hay một lời trêu chọc vì vô tâm, thậm chí chỉ là một câu phán xét không có chủ đích, ác ý. Tuy là vậy nhưng tất cả đều có thể dễ dàng trở thành nguyên nhân khiến người khác đau lòng, tổn thương.
2. Những chuyện không đem ra so sánh làm ảnh hưởng đến cảm xúc người khác
Thành tích, điểm số
Việc so sánh thành tích trong trường học, bên ngoài xã hội là một điều tối kỵ đối với bất kỳ ai. Hãy thử đặt bản thân mình vào vị trí của người khác. So đo thành tích, điểm số dễ khiến đối phương không thoải mái, vui vẻ.
Tiền bạc, vật chất
Cuộc sống không phải ai cũng giống ai, có người may mắn thì sớm thành công, có tiền của. Cũng có không ít người chật vật với mức lương ba cọc ba đồng rồi lo từng bữa ăn.
Tiền bạc, vật chất là những thứ đừng đem ra so sánh, việc so sánh như vậy sẽ khiến đối phương cảm thấy tự ti, xấu hổ. Còn việc bản thân đứng trên người khác bằng cách so đo với người kém hơn thì có gì là vui?
Ngoại hình
Con người sinh ra, không ai lựa chọn được xuất thân càng không ai có thể lựa chọn được ngoại hình của mình. Nếu không thể cho người khác một lời an ủi thật lòng thì đừng đem ngoại hình của họ ra để so sánh người này với người khác. Điều đó thật chẳng dễ chịu chút nào.
Chắc hẳn bạn đã từng có những lúc buồn vô cùng vì lời nói của người khác. Nếu vậy, hãy nhớ câu nói: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để đừng nói sai, nói dại mà hại mình, hại người. Bởi vì, sự bền vững của một mối quan hệ mới là quan trọng, đừng để bản thân phải ân hận chỉ vì sự vô tình của mình.
3. Những chuyện không tranh luận tránh rước họa vào người
Tranh cãi khi không hiểu ý nhau
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu nhau, trong một cuộc trò chuyện hãy biết hạ cái tôi của mình xuống, kiên nhẫn một chút để đợi đối phương có thể hiểu mình.
Không có cuộc tranh cãi nào toàn thắng
Khi xảy ra cãi vã, để có thể nhanh chóng hạ bệ đối phương chúng ta sẵn sàng sử dụng những lời nói như xát muối vào tim người khác. Khi ấy, không còn là trận chiến đúng sai mà là trận chiến bảo vệ nhân cách. Nên nhớ, trên đời không có cuộc tranh cãi nào là có người toàn thắng, người thua cuộc mà chỉ có ai là kẻ thua thê thảm hơn mà thôi.
Hiểu “đạo” trong xử thế
Con người không thể lúc nào cũng hòa bình, sẽ có những lúc rơi vào cuộc tranh luận một cách vô tình. Thực tế người thông minh sẽ tìm cách thoát ra nhanh nhất hoặc bản thân họ không đẩy mình vào bất kỳ cuộc tranh luận vô vị ấy.
Người xưa từng nói: “Đừng nghĩ việc thiện nhỏ nhặt mà không làm, đừng nghĩ việc ác vì chẳng to tát gì mà nhúng tay”.
Vốn dĩ, cuộc tranh luận mang lại giá trị thì ít mà cuộc tranh luận vô bổ khiến ta mệt mỏi, căng thẳng, tổn thương tinh thần thì lại nhiều. Hành xử tốt nhất là lùi một bước, nhẫn nhịn và bạn sẽ tránh được những rắc rối không đáng có.
Lời kết
Cái đẹp của mỗi người không chỉ đến từ nhan sắc mà còn xuất phát từ nội tâm. Chỉ cần trong tâm luôn có ý niệm đẹp thì con người sẽ lương thiện một cách tự nhiên và trở nên đẹp đẽ, cao quý.
Sự chân thành của con người không đến từ những lời mật ngọt dễ lọt tai mà đến từ một trái tim thuần khiết. Ranh giới giữa cái thiện và cái ác chỉ cách nhau một suy nghĩ nhưng nó có thể tạo ra khoảng cách xa đến không thể lường hết.
Cuộc đời này thực sự không dài như chúng ta vẫn nghĩ. Con người vốn không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng mỗi chúng ta lại có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh mình. Nếu có thể nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, toán tính hơn thua thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên có nghĩa.