3 tiếng đồng hồ kiếm được hàng tỷ đồng: Kẻ mạnh thực sự, đều dùng tư duy người giàu để kiếm tiền
Nếu chỉ đơn thuần chỉ là vứt đi cái sĩ diện ở nơi làm việc, vậy bạn thực sự có thể kiếm được nhiều tiền hơn ư? Đừng ngây thơ nữa, thực ra, bản chất sâu xa hơn đó là bạn không nhìn ra được tư duy của người giàu, nếu bạn muốn là một kẻ mạnh thực sự, vậy thì phải hiểu rằng trong cái xã hội mà người đã giàu lại ngày càng giàu hơn này, người bình thường nên làm sao để “chuyển mình”, dùng tư duy của người giàu để kiếm tiền?
La Vĩnh Hạo, là một doanh nhân Trung Quốc và người nổi tiếng trên internet, ông là giám đốc điều hành và người sáng lập công ty công nghệ Trung Quốc có tên Smartisan, từ một CEO tự tin tuyên bố sẽ mua lại Apple, hiện tại ông chỉ còn là một doanh nhân bị cấm đi máy bay vì thiếu nợ.
Cư dân mạng Trung Quốc đều nói rằng tối ngày 1/4 chính là một đêm huyền diệu trong lịch sử thương mại điện tử Trung Quốc. Ngày hôm đó, La Vĩnh Hạo cùng một người nổi tiếng chuyên livestream bán hàng khác bán hàng trực tuyến trên nền tảng Tiktok, trong 3 giờ đồng hồ, 110 triệu tệ (khoảng 375 tỷ đồng) giao dịch thanh toán tổng cộng, 900.000 đơn đặt hàng, Yinlang (xu tiền) trên Tiktok đạt doanh thu hơn 3,62 triệu nhân dân tệ với tổng cộng hơn 48 triệu người xem.
1 Yinlang tương đương với 0,047 nhân dân tệ cho người livestream bán hàng, có nghĩa là La Vĩnh Hạo ngay cả trước khi bắt đầu bán hàng cũng đã kiếm được 380.000 nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ đồng).
Không biết một buổi livestream bán hàng của ông có thể kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng nhất định là nhiều hơn lương cả năm của bạn. Ngày 19/3, khi La Vĩnh Hạo đăng bài nói mình sẽ bán hàng trên nên tảng trực tuyến, rất nhiều người đã vào trang cá nhân bình luận cười nhạo ông: "La tiên sinh giờ lại sống thành người mà khi còn trẻ mình ghét nhất rồi nhỉ!"
Thực ra, tôi muốn nói, đó là đừng tùy tiện chê cười người khác, người bình thường thường có tâm lý ghét nhìn người khác phát tài, nhưng cái khoảnh khắc bạn cười chê La Vĩnh Hạo, thực ra là bạn đang đánh mất đi một cơ hội để học được một điều gì đó, rất nhiều khi, chúng ta nên nhìn thấu vào bản chất của hiện tượng, La Vĩnh Hạo vì sao phải bán hàng trực tuyến? Vì thích? Vì trách nhiệm? Hay vì lý tưởng?
Đều không phải. Nguyên nhân lớn nhất nó giống như nguyên nhân mà bạn nỗ lực làm việc vậy: vì cuộc sống mưu sinh, vì nghèo! Bản thân ông cũng thừa nhận, hiện tại ông kiếm tiền qua việc bán hàng livestream là để trả nợ, chứ đó không phải là mục tiêu của ông. Nếu không phải vì nghèo, La Vĩnh Hạo có thay đổi quan điểm trước đây của mình; nếu không phải vì nghèo, La Vĩnh Hạo, đường đường từng là một ông chủ của một công ty khởi nghiệp, liệu có phải tham gia vào livestream bán hàng.
Vì sao La Vĩnh Hạo có thể kiếm được nhiều tiền như vậy chỉ sau một đêm, còn bạn lại chỉ có thể vất vả nỗ lực với mức lương cố định ở công ty cùng với một đống tiền nhà tiền xe phải trả góp?
Rất nhiều người nói rằng La Vĩnh Hạo sở dĩ có thể kiếm được tiền, đó là bởi ông dám từ bỏ đi cái sĩ diện của mình. Thực ra, đây chỉ là mặt nổi, nếu chỉ đơn thuần chỉ là vứt đi cái sĩ diện ở nơi làm việc, vậy bạn thực sự có thể kiếm được nhiều tiền hơn ư? Đừng ngây thơ nữa, thực ra, bản chất sâu xa hơn đó là bạn không nhìn ra được tư duy của người giàu, nếu bạn muốn là một kẻ mạnh thực sự, vậy thì phải hiểu rằng trong cái xã hội mà người đã giàu lại ngày càng giàu hơn này, người bình thường nên làm sao để "chuyển mình", dùng tư duy của người giàu để kiếm tiền?
La Vĩnh Hạo, từ một CEO tự tin tuyên bố sẽ mua lại Apple tới một người đàn ông chấp nhận bán hàng livestream để kiếm tiền
01. Học cách tìm ra "cổng gió" mà thời đại đem tới, thuận thời tiến lên, đừng đi ngược lại với thời thế
Tôi có một người bạn, K. là một người giàu "tiêu chuẩn", năm 2000 tốt nghiệp đại học, vừa ra trường mức lương đã hàng chục triệu đồng. Cậu ấy từng làm lập trình viên, môi giới bất động sản, mở cửa hàng online, cũng từng xây dựng nền tảng P2P… hầu như mỗi một kết điểm tiến bộ của thời đại, cậu ấy đều nhúng tay vào.
Tôi hỏi cậu ấy, sao cậu có thể nắm được tiết tấu chuẩn tới vậy, sao kiếm được nhiều tiền tới vậy? Cậu ấy nói, làm gì có tiết tấu gì, chẳng qua cũng chỉ là vào lúc thích hợp, trông thấy tiềm năng phát triển của một ngành thích hợp, thế là thuận thời mà thử, thử thách bản thân một chút.
Trải nghiệm của K. cũng tương đồng với La Vĩnh Hạo. La Vĩnh Hạo từng bán ô tô cũ, từng làm giáo viên tiếng Anh, từng lập trang web, từng mở lớp tổ chức đào tạo, từng lập ra cả một công ty, và giờ là bán hàng trên nền tảng trực tuyến.
Có bất cứ một trải nghiệm nào là ổn định, ngày ngày đi làm tan làm đúng giờ, nâng cao kĩ năng rồi sau đó có thể một phát "bay lên trời", hiện thực được giấc mơ tự do tài chính không? Không có.
Bạn lựa chọn sự ổn định nghĩa là bạn đang tách rời "sự phát triển cá nhân" với "sự phát triển của xã hội", tất nhiên nó cũng có cái mặt tốt của nó, nhưng nó tất nhiên cũng đồng nghĩa với việc rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đứng ở đầu gió, không thể thuận thời tiến lên, càng không thể kiếm được nhiều tiền.
Lý Gia Kỳ, người được mệnh danh là "ông hoàng son môi" của Trung Quốc có thể mua được biệt thự là nhờ vào tiền bán son online ư? Không, đó là bởi vì cậu ấy nắm bắt được xu thế của bán hàng trực tuyến.
Lôi Quân, ông chủ của Xiaomi từng nói, tôi viết được chương trình lập trình tốt, nhưng tôi lại không bắt kịp được thời cơ tốt, trong quá trình viết chương trình, cũng không gặp được môi trường quản lý nhân tài tốt, vì không có ai nâng đỡ nên tôi đành phải tự mình nâng mình lên.
Sau này, ông ý thức được tầm quan trọng của "gió", và phát biểu ra một câu nói rất hay rằng: "chỉ cần đứng ở cổng gió, đến lợn cũng có thể bay".
Năng lực cá nhân của bạn chỉ có thể đạt tới một điểm nhất định, nếu bạn muốn nên nghiệp lớn, bạn cần phải dựa vào cơ hội, hoàn cảnh và cả xu thế.
Xiaomi nắm bắt cơ hội như nào? Nó nhắm chính xác thời điểm điện thoại thông minh bắt đầu chiếm thế, Nokia không còn hoạt động nữa, Apple vừa vươn lên và Xiaomi cũng nổi lên, áp dụng một mô hình hoàn toàn mới rồi trở thành số một ở Trung Quốc chỉ trong ba năm.
Tầm quan trọng của cơ hội là điều không cần bàn cãi, nhiều người cho rằng, cứ thông minh và chăm chỉ sẽ là bất khả chiến bại, nhưng thực ra thông minh và chăm chỉ vẫn chưa đủ, nắm bắt thời cơ và đi đúng hướng cũng vô cùng quan trọng.
Bạn chuyển gạch chuyển có nhanh tới đâu cũng không thể xây nên được một ông chủ, một người muốn làm một việc gì đó, thực ra về bản chất nó không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn mạnh tới đâu, mà là bạn nắm bắt xu thế tới đâu, có tìm thấy được cổng gió mà thời đại mang đến cho bạn hay không.
02. Tư duy người nghèo muốn quá độ sang tư duy người giàu, mấu chốt là nằm ở chỗ "không chấp nhận số phận"
Có những người luôn miệng nói về số phận, có được thì là cái phúc, không được thì là cái số.
Thực ra ngoài chuyện sống chết ra, tất cả những chuyện khác đều không "đủ trình" để nói tới chuyện vận mệnh, mọi thứ, đều là lựa chọn của chúng ta. Vận mệnh của bạn chính là kết quả của sự lựa chọn của bạn. Chúng ta luôn từ bỏ lựa chọn, từ bỏ nỗ lực, để rồi trách mình số không tốt. Còn vận mệnh thì lại nói, cái họa này tôi gánh không nổi.
Chúng ta luôn quá xem trọng mình, lòng tự tôn cao vời vợi cũng mong manh dễ vỡ như thủy tinh. Sợ thất bại, trốn tránh hiện thực, tự định ra cho mình một hình tượng mà một người nghèo nên có một cách hoàn hảo.
Tôi có quen biết một người bạn là một ông chủ, hơn 40 tuổi, trên có già dưới có trẻ, vài năm trước đầu tư vào hai bộ phim hoạt hình điện ảnh, một cái gặp phải lừa đảo, một lần thì do chính sách thay đổi nên cũng không ra đâu vào với đâu.
Bạn bè khuyên anh ấy hay là đổi ngành đi, chắc là cái số bảo không có duyên với ngành này, nhưng anh ấy không tin đó là cái số của mình, năm ngoái lại tiếp tục đầu tư vào một hạng mục khác, rất nhiều người đã chuẩn bị sẵn tinh thần để chê cười anh, nhưng kết quả, bộ phim hoạt hình ấy nổi tiếng, giá trị thị trường của công ty cũng theo đó mà tăng lên rất nhiều.
Có một vài người nghèo luôn cho rằng vận mình không tốt, còn những người có tư duy của người giàu lại nghĩ ngược lại. tôi thường nghe thấy những người có tiền nói "Tôi à, được cái may mắn". Người nói như vậy, hoặc là khiêm tốn, hoặc là lạc quan, nhưng bạn, nếu muốn quá độ từ tư duy nghèo sang tư duy giàu, vậy thì đừng tin vào cái gọi là "vận mệnh", mà hãy "thay đổi số phận" của mình.
03. Người giàu, tạo ra cơ hội chứ không phải mãi mãi đợi chờ
Rất nhiều người thích nói "thuận theo tự nhiên" hay "trăng đến rằm trăng ắt sẽ tròn", đây hoàn toàn là một kiểu tư duy nghèo, là một phương pháp lười biếng.
Chúng ta luôn luôn là kiểu trong tay có bao nhiêu tài nguyên thì làm bấy nhiêu việc hay là thời cơ chưa chín muồi, đợi thêm tý nữa; có lẽ, cái thời cơ chín muồi ấy sẽ không bao giờ đến, hoặc có lẽ, thời cơ tốt nhất chính là hiện tại.
Alibaba có kế hoạch làm dữ liệu lớn và điện toán đám mây khi bắt đầu kinh doanh không? Google khi là công cụ tìm kiếm, có kế hoạch tạo ra trí tuệ nhân tạo và ô tô thông minh không?
Không, họ chỉ là vào thời điểm thích hợp, tạo ra cơ hội, tích hợp nguồn lực và hoàn thành dự án. Họ đi trước thời đại nên họ hái ra tiền.
Vì sao người nghèo không kiếm được ra tiền?
Bởi lẽ họ luôn vất vả chờ đợi thời cơ, trong lúc họ cân đo đong đếm thì thị trường sớm đã bị người khác chiếm mất rồi, ai tới trước người đó có thịt ăn, kẻ đến sau chỉ húp nước mà thôi.
Chẳng hạn, nếu bạn làm thiết kế đồ họa, trưởng bộ phận hay bán sản phẩm… trong một công ty nào đó, bạn mỗi ngày chỉ lặp lại những gì của ngày hôm qua, bạn phải chờ một chiếc bánh lớn từ trên trời rơi xuống để bạn có cơ hội "thăng" lên. Về cơ bản, điều này là không thực tế, và kết quả tốt nhất, thì bạn cũng sẽ chỉ có thể trở thành một người được trả lương cao, nhưng không bao giờ có thể trở thành một người giàu có.
Còn tư duy người giàu, họ tuyệt đối không chỉ trông chờ vào những đồng lương cố định này, rồi ngày qua ngày đợi chờ cơ hội, mà họ tạo ra cơ hội.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn thực hiện một hoạt động lập kế hoạch nào đó, toàn bộ hoạt động bao gồm lập kế hoạch trước, thực hiện trung kỳ, hậu kỳ và chuyển đổi… nhưng chỉ một mình mình thì khó có thể mà hoàn thiện được, khi đó bạn có thể tìm tới các kênh và nhóm khác chuyên nghiệp hơn để giúp bạn thực hiện mỗi một khâu.
Kênh và nhóm mà bạn tìm có cần phải là người mà bạn quen biết không? Không cần. Đây ngược lại cũng là một cơ hội tốt để bạn kết nối và tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Sau này, nếu có những dự án tương tự, bạn cũng sẽ có những cân nhắc tốt hơn.
Tư duy của người giàu thực sự là phải chủ động tạo ra cơ hội, không chờ chết, cũng không sống chết chỉ chăm chăm dựa vào các nguồn lực sẵn có.