Tương lai thế nào ít phụ thuộc vào việc bạn giỏi, mà dựa vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn: 3 nguyên lý nhất định phải biết

28/08/2020 13:05 PM | Sống

Bên trong mỗi chúng ta đều có một hạt giống của sự xuất sắc, chỉ là chúng ta chưa kịp nhận ra để ươm mầm và nuôi dưỡng chúng. Vì thế, dù bạn đang cộng tác với ai, luôn là bạn đang cộng tác với một tài năng tiềm ẩn. Cuộc sống vốn dĩ không thiếu những thách thức chúng ta phải đối mặt hằng ngày, tôi mong các bạn ghi nhớ điều đó

NGUYÊN LÍ THỨ NHẤT: ĐƠN GIẢN THÔI, HÃY TẬP LUYỆN!

Tôi và chồng tôi bước vào một túp lều Quonset rất lớn ở Kauai, Hawaii. Cả căn phòng, hay đúng hơn là võ đường, được trải kín bằng thảm màu xanh dương và có rất nhiều võ sinh mặc võ phục màu trắng.

Như có một tín hiệu bí mật nào đó, tất cả đồng loạt cúi chào võ sư và ông cũng cúi chào đáp lễ. Đó là một người đàn ông Nhật Bản, khoảng 50 tuổi hay 70 tuổi, thật khó đoán chỉ qua vẻ bề ngoài. Ông mặc bộ võ phục của một võ sư, áo dài tay thắt đai trắng và quần ống rộng màu đen.

Gần chục võ sinh lực lưỡng đứng dậy và vây quanh ông với vẻ đe dọa. Nhưng ông vẫn đứng yên bất động, hoàn toàn bình tĩnh và điềm đạm.

Đột nhiên, một tiếng hét lớn vang lên, dội vào vách tường kim loại, các võ sinh cùng lao về phía ông và xuất thủ tấn công. Vị võ sư uốn mình như một dòng nước len giữa các võ sinh, vạt quần màu đen của ông như bao vây lấy họ.

Mỗi lần đòn đánh của họ chưa kịp chạm đến người ông, ông đã di chuyển giống như một con quay chuyển động quá nhanh mà cứ ngỡ đang đứng yên. Vị võ sư chuyển hướng đòn đánh, hạ gục từng người. Cảm giác như ông đang đặt từng người nằm xuống một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và kính cẩn.

Những cử động của ông nhẹ nhàng tới nỗi tôi dám chắc có một nguồn lực vô hình đang tồn tại sau mỗi thế võ của ông.

Buổi học kết thúc, tôi lại gần vị võ sư, cố gắng giữ khoảng cách để bày tỏ sự tôn trọng. Ông quay người lại, tôi cảm thấy sự tập trung của ông bao phủ lấy tôi.

Lúc đầu, tôi chỉ định đến cảm ơn ông vì đã cho tôi tham dự buổi tập, nhưng lòng hiếu kì đã chiếm trọn tâm trí tôi. Tôi mạnh dạn hỏi: “Xin lỗi, thưa võ sư, nhưng ngài mất bao lâu học bài võ này, ý tôi là những gì ngài vừa làm với các võ sinh?”

“Ý cô là trận Randori phải không?”, ông hỏi.

Đúng vậy, đó là cách ngài gọi nó. Ngài làm mọi thứ trông có vẻ quá đỗi đơn giản!”

Các võ sinh đang xếp hàng chờ thực hiện nghi lễ kết thúc buổi tập.

Song, ông đang tập trung vào tôi và câu hỏi của tôi. “Tôi đã tập Randori 40 năm rồi, nhưng rất tiếc, tôi vẫn chưa học xong. Tôi còn đang trong quá trình tập luyện. Tất cả chỉ có vậy. Đơn giản thôi. Tập luyện. Cũng giống như cuộc sống vậy, phải không nào?”. Ông chào tôi, quay người lại và hoàn toàn không để tâm tới tôi nữa.

Tương lai thế nào ít phụ thuộc vào việc bạn giỏi, mà dựa vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn: 3 nguyên lý nhất định phải biết - Ảnh 1.

NGUYÊN LÍ THỨ HAI: MƯỢN LỰC ĐẨY CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ĐỂ CHUYỂN MÌNH NGOẠN MỤC

Những thách thức trong một trận Randori, với rất nhiều đòn tấn công từ nhiều hướng khác nhau, như những gì một lãnh đạo phải đối mặt trong thời đại này. Sức mạnh nào đã giúp vị võ sư uyển chuyển vượt qua chúng dễ dàng đến vậy?  Bằng cách nào ông duy trì được sự cân bằng và bình tĩnh, đồng thời vẫn giữ sự tôn trọng với cả bản thân và đối thủ của mình?

Vị võ sư trong câu chuyện trên ý thức rất rõ ràng về “bản tâm” của ông, nguồn động lực nội tại ĐỊNH HƯỚNG cho cuộc sống. Ông vẫn để tâm tới những nguồn động lực ngoại sinh nhưng không bị chúng làm xao nhãng. Ông không coi những người xung quanh là địch thủ, mà chỉ đơn giản là những người đang rong ruổi trên cuộc hành trình của chính mình.

Điều này:

- GIẢI PHÓNG tâm trí ông khỏi những gông cùm định kiến.

- Cho phép ông tự quyết định cách KẾT NỐI với họ.

- Ông di chuyển giữa họ, thuận theo họ, vòng quanh họ, nhẹ nhàng chuyển hóa năng lượng từ những chuyển động của họ và tiến đến MỤC TIÊU của mình. Cách chuyển động của ông như một cánh cửa xoay, mượn lực đẩy của những người đi qua nó để XOAY MÌNH.

Randori là một thuật ngữ sử dụng trong môn võ Aikido của Nhật Bản, miêu tả hình thức tập luyện tự do. Nó có nghĩa là “nắm lấy tự do”.

Chúng ta luôn có quyền tự do LỰA CHỌN cách chúng ta đối mặt. Vấn đề càng phức tạp, kiểu tư duy và dạng thức tâm trí càng đa dạng, chúng ta lại càng cần phải biết cách trau dồi thêm những phẩm chất tư duy có khả năng giải phóng suy nghĩ lối mòn của chúng ta. TRÍ TUỆ CỘNG TÁC sẽ đưa bạn từ quá khứ đến với những khả năng trong tương lai. Chuyển đổi lối tư duy chia sẻ thị trường sang CHIA SẺ TƯ DUY đòi hỏi chúng ta phải khơi gợi và vận dụng nguồn tài nguyên tư duy chúng ta có.

Nhưng chúng ta lại được đào tạo theo hướng nuôi dưỡng tính tự túc và độc lập của từng cá nhân. Do vậy, chúng ta luôn cảm thấy có một bức tường ngăn cách giữa chúng ta, chúng ta như những mảnh ghép rời rạc trong một bức tranh rối rắm.

Tương lai thế nào ít phụ thuộc vào việc bạn giỏi, mà dựa vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn: 3 nguyên lý nhất định phải biết - Ảnh 2.

Có lẽ giải pháp duy nhất cho vấn đề này là chúng ta phải:

- Học cách TÔN TRỌNG, và  ĐÁNH GIÁ đúng giá trị riêng của từng người.

Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 4 chiến lược cộng tác tư duy. Song, điều thực sự cần để hoàn toàn nắm bắt chúng, chúng tôi không thể hướng dẫn, chúng cần nuôi dưỡng theo thời gian.

- Hãy KHÁM PHÁ về sự đa dạng trí tuệ để bạn có thể nối liền những khoảng khác biệt đã chia rẽ chúng ta. Bạn có khả năng lấp đầy những khoảnh khắc mệt mỏi bằng sự nhiệt huyết, biến những câu hỏi thành nguồn cảm hứng vô tận.

Chúng tôi khuyến khích bạn thay đổi cách tư duy để định hướng sự chú ý, mục tiêu và trí tưởng tượng của bạn.

Điều làm nên sự khác biệt trong cách lãnh đạo của bạn không phải những năng khiếu bẩm sinh hay những kiến thứ bạn đã học. Mà là sự trân trọng các giá trị của những khác biệt giữa chúng ta, ngay cả khi chúng ta phải sống với những áp lực và những thay đổi quá nhanh.

NGUYÊN LÍ THỨ BA: TÔN TRỌNG CHÍNH LÀ TỰ DO

Vậy bằng cách nào bạn có thể biết liệu mình có được sự tôn trọng hay không? Mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau:

“Tôi cảm thấy mình được tôn trọng khi có ai đó lắng nghe tôi.” 

“Tôi cảm thấy mình được tôn trọng khi người đối diện nhìn thẳng vào mắt tôi.” 

Chúng ta nên diễn đạt khái niệm tôn trọng như thế nào?

Nghĩa gốc của từ TÔN TRỌNG là khi một người nhìn lại và xem xét bản thân, nhìn nhận những người xung quanh, các sự việc hay các thách thức. Theo kinh nghiệm của tôi, đó là phẩm chất tư duy quan trọng nhất chúng ta cần có để cộng tác tư duy HIỆU QUẢ với những người xung quanh. Bên trong mỗi chúng ta đều có một hạt giống của sự xuất sắc, chỉ là chúng ta chưa kịp nhận ra để ươm mầm và nuôi dưỡng chúng.

Vì thế, dù bạn đang cộng tác với ai, luôn là bạn đang cộng tác với một tài năng TIỀM ẨN. Cuộc sống vốn dĩ không thiếu những thách thức chúng ta phải đối mặt hằng ngày, tôi mong các bạn ghi nhớ điều đó.

Bà ngoại của tôi từng là một bà đỡ, bà bảo rằng mỗi đứa trẻ ra đời là một hạt giống của hi vọng, của những khả năng. Bà sống trong khu ổ chuột của thành phố New York, nhưng bà luôn giàu hi vọng và những khoảnh khắc của hi vọng. Có lẽ đó chính là lí do tôi chưa bao giờ thấy bà to tiếng với bất kì ai.

Tương lai thế nào ít phụ thuộc vào việc bạn giỏi, mà dựa vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn: 3 nguyên lý nhất định phải biết - Ảnh 3.

Khi tôi lãnh đạo một đội nhóm, tôi đều cố gắng học hỏi bà:

- Thay vì để tâm tới việc họ có thích tôi hay không, tôi có thông minh hơn họ hay không.

- Thay vì cố gắng phân tích xem họ có vấn đề gì và cố gắng sửa chữa chúng, tôi dành ra một khoảng thời gian nuôi dưỡng sự tôn trọng cho chính mình và những người xung quanh bằng bài luyện tập sau:

1. Nghĩ đến những người luôn ở phía sau bạn, những người mơ về bạn và cầu nguyện cho bạn một ngày nào đó bạn có thể vượt qua những giới hạn của bạn;

2. Giờ hãy nghĩ về những người đứng bên cạnh bạn, cho bạn cơ hội làm những việc bạn muốn, tạo nên sự khác biệt và tầm ảnh hưởng của bạn;

3. Cuối cùng, nghĩ về những người sẽ tiếp bước bạn, làm những việc bạn đang làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phong phú hơn. Họ sẽ ghi nhớ và biết ơn những cố gắng và thành quả của bạn;

4. Chuyển hướng sự chú ý của bạn tới một người bạn đang cộng tác (có thể anh ta là một người đặc biệt khó tính hoặc rắc rối);

5. Hít một hơi thật sâu và chậm rãi, nghĩ về những người tiền nhiệm của người đó, những người cầu nguyện cho anh ta và mơ về anh ta;

6. Nhìn vào những người đang đứng cạnh người đó, giúp anh ta làm những việc anh ta đang làm;

7. Cuối cùng, nghĩ về tương lai là động lực tiến bộ của người đó và tưởng tượng rằng anh ta đang trong quá trình nhận ra những khả năng chỉ anh ta có và cống hiến cho tập thể;

Kết thúc bằng một câu hỏi cho bản thân, một câu hỏi có thể truyền cảm hứng cho sự tôn trọng ở bạn, ví dụ: “Chúng ta có thể cùng nhau biến mục tiêu nào trở thành hiện thực?”

Tương lai thế nào ít phụ thuộc vào việc bạn giỏi, mà dựa vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn: 3 nguyên lý nhất định phải biết - Ảnh 4.

Bài tập luyện này và những phẩm chất tư duy sẽ quyết định khả năng lãnh đạo của bạn:

- Liệu bạn có thể cởi mở, lắng nghe và chỉ dẫn cho những người xung quanh với sự tôn trọng sẽ kiểm soát họ? 

- Liệu bạn có thể nhìn nhận bản thân và những cộng sự của mình với sự khiếm khuyết và cần hoàn thiện hay bạn nghĩ họ là những tác phẩm nghệ thuật dang dở?

Tương lai ít phụ thuộc vào chuyên môn, nó phụ thuộc vào khả năng kết nối với những người có tư duy khác bạn. Nó đòi hỏi bạn phải vận dụng trí tưởng tượng của bản thân để nối liền những khác biệt và nhận ra những khả năng.

*Bài viết dựa vào cuốn sách “Trí tuệ cộng tác: Chúng ta không suy nghĩ giống nhau nhưng có thể suy nghĩ cùng nhau" của tác giả Dawna Markova & Angie McArthur.

PV

Cùng chuyên mục
XEM