3 chính sách lạ thường giúp Apple “lên đỉnh”

18/02/2017 19:02 PM | Kinh doanh

Apple, công ty có giá trị lớn nhất thế giới đồng thời cũng là công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới trong 10 năm liên tiếp, đã có những chiến lược phát triển lạ thường để cho ra đời các sản phẩm hoàn hảo.

Theo tạp chí Fortune, Apple là một hình mẫu mà rất nhiều công ty muốn đạt tới. Sự thành công của Apple là do đâu? Phải chăng là việc để Steve Jobs làm Giám đốc điều hành? Đương nhiên thành công của Apple ngày nay có phần đóng góp của Steve Jobs, nhưng phần lớn thành công của Táo khuyết xuất phát từ 3 chính sách quản lý lạ thường mà hãng này đã áp dụng.

Apple chỉ có một báo cáo lãi lỗ (P&L). Như chúng ta đã biết, năm ngoái công ty này đã đạt lợi nhuận 216 tỷ USD, xếp thứ 3 trong danh sách Fortune 500. Chính sách một P&L của Apple đã giúp hãng đơn giản hóa việc ra quyết định, tập trung mọi nỗ lực để hoàn thành và giảm bớt những cuộc đấu đá tranh giành "lãnh địa" (mặc dù không công ty nào có thể loại bỏ được Apple). Tại các doanh nghiệp lớn, các nhà quản lý thường có xu hướng thiết lập nhiều báo cáo P&L. Các chính sách này giúp họ quản lý và phân bổ nguồn lực dễ dàng hơn. Nhưng Apple từ lâu đã có suy nghĩ ngược lại. Và kết quả là chúng ta đã thấy Apple thành công thế nào.

Apple vẫn duy trì một dòng sản phẩm nhưng hoàn hảo. Tất cả các sản phẩm mà Apple sản xuất ra đều đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng khi thị trường ấy rất rộng mở, thật ngạc nhiên là Apple đã trở thành người khổng lồ chỉ với một dòng sản phẩm là iPhone và iPad. Tại sao các công ty lại thích đa dạng hóa sản phẩm, trong khi Apple lại không? Đó là vì đa dạng sản phẩm sẽ giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn, thay vì tập trung mọi năng lượng và thời gian vào nhiều sản phẩm. Phần lớn các nhà quản lý cảm thấy thoải mái khi ra quyết định dựa trên một số lượng lớn sản phẩm thay vì một loại duy nhất. Đây có thể là một lỗi rất cổ điển. Tỷ phú Warren Buffett đã từng nói rằng: "Thà rằng Gần Đúng còn hơn là Hoàn Toàn Sai". Trong khi sự tăng trưởng đòi các công ty phải cho ra mắt những sản phẩm mới, thì Tim Cook vẫn dũng cảm duy trì con đường "Gần đúng" của Apple.

Apple phát triển sản phẩm một cách khác thường. Ông Steve Jobs đã từng gọi quá trình này là "hội nhập". Ý tưởng rất đơn giản: tập hợp tất cả các chuyên gia sáng tạo từ phần cứng, phần mềm, giao diện, trải nghiệm trực tuyến đến đóng gói. Sau đó chỉ định một người làm trưởng nhóm, giám sát hoạt động và kết hợp tinh hoa mọi người trong nhóm để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Phần lớn các công ty trên thị trường không thực hiện giống Apple. Họ thường kết hợp các nhà quản lý chi phí, lợi nhuận và P&L với nhau - đây là những người quản lý chứ không phải là sáng tạo. Các quyết định được đưa ra tuần tự chứ không đồng thời. Vì thế các kết quả có được thường không tối ưu. Steve Jobs đã nói rằng "sự hội nhập là cách thức duy nhất giúp tôi tạo ra được các sản phẩm hoàn hảo".

Để thực hiện được giống như Apple không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể thực hiện được nếu nỗ lực. Các công ty không nhất thiết phải có một người lãnh đạo thiên tài "nhìn xa trông rộng", họ có thể không bao giờ trở thành một công ty được ngưỡng mộ 10 năm liên tiếp, nhưng họ có thể học được rất nhiều từ thành công của Apple.

Theo Đăng Khoa

Cùng chuyên mục
XEM