27 tuổi không có nổi 70 triệu đồng tiền tiết kiệm, là do làm việc chưa đủ chăm chỉ hay mức sống ở thành phố quá cao?

03/05/2022 12:20 PM | Sống

Chắc chắn rất nhiều người trẻ đã phải hoài nghi về năng lực của bản thân vì không có tiền tiết kiệm.

"27 tuổi không tiết kiệm được nổi 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng), thế mà cũng dám bám mặt ở thành phố lớn mấy năm nay sao?” - Xiao Lian liên tục nghĩ đến câu hỏi này của mẹ mà không ngừng trách móc bản thân. Vâng, Xiao Lian đã đi làm 5 năm, không có tiền tiết kiệm, lương thì gần như chỉ đủ tiêu trong tháng, nhiều khi phải chìa tay ra để vay tiền của bố mẹ. Xiao Lian cảm thấy bản thân cực kỳ thất bại.

27 tuổi không có tiền tiết kiệm, chưa đủ chăm chỉ?

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, một anh thanh niên đến từ Hồ Bắc vì có vấn đề về hộ khẩu mà đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi tìm việc làm. Không có thu nhập từ khi nghỉ việc do dịch bệnh và với khoản nợ gần 20.000 tệ, anh ta dự định bán ngôi nhà đã mua ở Hạc Cương vào năm ngoái với giá 33.000 tệ. Đây quả thực là điều mà anh ấy không mong muốn.

Tuy nhiên, hầu hết các bình luận dưới câu chuyện anh ấy chia sẻ đều tỏ ra ngạc nhiên với tin tức một thanh niên 27 tuổi chưa tiết kiệm được 20.000 tệ, họ đều cho rằng anh ta không hề cố gắng trong công việc để có một mức lương cao, chứ chưa nói đến việc không tiết kiệm được tiền. Vây, một người đàn ông 27 tuổi không có số tiền tiết kiệm 20.000 tệ là kẻ thất bại, tất cả là do anh ta không làm việc đủ chăm chỉ sao?

27 tuổi không có nổi 70 triệu đồng tiền tiết kiệm, là do làm việc chưa đủ chăm chỉ hay mức sống ở thành phố quá cao? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Trên Zhihu có một câu hỏi: “Tuổi 27 bất lực thế nào?” Dưới câu hỏi này, mọi người đã chia sẻ “những khoảnh khắc đen tối nhất” của họ:

"Năm 27 tuổi của tôi đầy sóng gió. Gia đình tôi có người ra đi, bản thân phải trải qua hai cuộc phẫu thuật, nghỉ ngơi chưa được bao lâu đã trở lại guồng quay đi dạy, đi học, không có thu nhập cố định… Tôi cảm thấy mỗi bước đi đều đầy thăng trầm."

"Tôi chẳng nhớ 27 tuổi của tôi cụ thể như thế nào, nhưng tôi chỉ nhớ có một lần mẹ tôi nổi khùng lên, đánh hàng xóm bằng gậy, gây ra vết thương vô cùng nghiêm trọng. Gia đình người đó không chỉ muốn kiện cáo mẹ tôi, còn muốn bồi thường một khoản tiền cực lớn. Lúc đấy, tôi mới biết không có tiền tiết kiệm mới đáng sợ như thế nào. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng gánh nợ, trả dần bằng những đồng lương tháng bèo bột, vay người này một ít, người kia một ít, thậm chí còn phải vay ngân hàng mới có thể trả hết."

"Sau khi đi làm, tôi trả tiền thuê nhà, sinh hoạt, trả dần khoản vay sinh viên và trợ cấp một ít cho gia đình ở quê. Cuối cùng, tôi đã trả xong khoản vay sinh viên của mình, bắt đầu tiết kiệm tiền. Người tính không bằng trời tính, sau đó hai tháng, tôi bị ốm và phải nhập viện, phẫu thuật. Sau khi trả viện phí bằng cách vay mượn, tôi vẫn phải trả tiền thuê nhà, trợ cấp cho gia đình và tự nuôi sống bản thân mình. Không chỉ vậy, vì ảnh hưởng của dịch nên tôi còn bị giảm lương. Tôi chẳng biết nên sống kiểu gì nữa.”

27 tuổi không có nổi 70 triệu đồng tiền tiết kiệm, là do làm việc chưa đủ chăm chỉ hay mức sống ở thành phố quá cao? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Vậy, tại sao rất khó để tiết kiệm tiền? Theo một báo cáo, 56% thế hệ trẻ ở Trung Quốc dưới 35 tuổi chưa bắt đầu tiết kiệm, và trong số 44% đã bắt đầu tiết kiệm, số tiền tiết kiệm trung bình hàng tháng chỉ là 1.389 tệ (khoảng 4.8 triệu). Cuối năm ngoái, trong chủ đề “Năm nay bạn tiết kiệm được bao nhiêu”, hầu hết các bình luận đều cho biết chưa tiết kiệm được đồng nào, thậm chí còn nợ nần chồng chất.

Tại sao chúng ta không thể tiết kiệm tiền? Thứ nhất là lương không cao như chúng ta nghĩ và thứ hai, số tiền để chi tiêu là rất lớn. Chi phí sinh hoạt ở một thành phố hạng nhất là bao nhiêu? Hãy lấy Thâm Quyến làm ví dụ để tính toán sơ bộ:

Tiền thuê nhà: 1.500 tệ (khoảng 5 triệu đồng)/ tháng;

Ăn uống: (8 tệ + 16 tệ + 16 tệ) * 30 = 1.200 tệ (khoảng 4 triệu đồng)/ tháng;

Chi phí giao thông: 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng)/ tháng;

Các chi phí khác như nước, điện, gas và internet: 450 tệ (khoảng 1.5 triệu đồng)/ tháng;

Nhu yếu phẩm: 200 tệ (khoảng 700 ngàn đồng)/ tháng;

Tổng cộng: 3.650 tệ (khoảng 12 triệu đồng)/ tháng.

Có thể nói, tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong chi tiêu của nhiều người trẻ tuổi: một căn phòng rộng 5 mét vuông về cơ bản chỉ đủ kê một chiếc giường, giá thuê trung bình hàng tháng ở Bắc Kinh là 1.945 tệ (khoảng 6.7 triệu đồng), Thâm Quyến 1.626 tệ (khoảng 5.6 triệu đồng), Thượng Hải và Quảng Châu khoảng 1.200 tệ (khoảng 4.1 triệu đồng).

Trên đây không bao gồm chi phí mua sắm, đầu tư cho sở thích, chi tiêu cá nhân và chi phí y tế đột xuất, và dựa trên tiền đề là chưa yêu đương, chưa kết hôn, chưa mua nhà hay xe hơi. Thế cũng đủ thấy, lương ít, cuộc sống lại phải chi tiêu nhiều thứ; đó cũng chính là lý do khiến nhiều người trẻ hiện nay dù tháng đi làm đủ 28 công cũng không tiết kiệm được đồng nào.

27 tuổi không có nổi 70 triệu đồng tiền tiết kiệm, là do làm việc chưa đủ chăm chỉ hay mức sống ở thành phố quá cao? - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, sự phát triển của một bộ phận nhỏ là một đường thẳng, phần còn lại, hầu hết mọi người đều cực kỳ khó lường. Một số người trẻ tuổi và nổi tiếng, và một số người thành đạt muộn. William James, cha đẻ của ngành tâm lý học người Mỹ đã nói: "Khám phá vĩ đại nhất của con người là chính là việc chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình bằng cách thay đổi tư duy, thái độ của mình." 

Quá khứ như thế nào, dù tốt hay xấu hiện tại vẫn chưa phải là hết, tương lai chúng ta vẫn có thể thay đổi. Đừng vội kết luận về khả năng và tiềm năng của bản thân, hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ và học hỏi suốt đời.

Theo Cô Chang

Cùng chuyên mục
XEM