25 năm sống chung với tiểu đường vẫn khoẻ: Nhà văn chia sẻ 4 bí quyết đơn giản không ngờ
Với những trải nghiệm thực tế của bản thân về bệnh tiểu đường tuýp 2, những lời khuyên của nhà văn Ilenne Raymond Rush giúp mọi người lạc quan hơn khi sống chung với căn bệnh.
Ilenne Raymond Rush sống tại Philadelphia (Mỹ) - cây viết nổi danh về y khoa và khoa học trên nhiều ẩn phẩm như Redbook, Cosmopolitan, Tạo chí Gia đình Phụ nữ, WebMD... Tác phẩm ngắn của bà "Taking a Chance on Jack" đã được nhận giải O. Henry và đề cử giải Pushcart.
Dựa trên những trải nghiệm thực tế của bản thân về căn bệnh đái tháo đường tuýp 2, bà đã mang đến cho mọi người những kinh nghiệm thực tế cũng như phương pháp điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Cuộc hành trình chiến đấu với căn bệnh tiểu đường của Raymond Rush bắt đầu bằng kết quả chẩn đoán dương tính với đái tháo đường cách đây gần 30 năm, trong thời kỳ bà mang thai con trai đầu lòng.
Nhà văn Ilenne Raymond Rush. (Ảnh: Philly.com)
Trong 7 năm sau đó, chứng bệnh gần như đã thuyên giảm và biến mất nhờ chăm chỉ luyện chạy bộ 6 dặm/ngày. Tuy nhiên, chứng bệnh nan y lại tái phát trở lại khi bà mang thai lần 2.
Đến năm 1987, kết quả xét nghiệm tiếp tục chẩn đoán bà mắc chứng tiểu đường tuýp 2. Kể từ đó, bà tuân thể uống thuốc nghiêm ngặt kèm chế độ dinh dưỡng, tập thể dục , giữ cơ thể luôn khỏe mạnh trong suốt hơn 25 năm sống chung với căn bệnh.
Học cách hít thở
Hít thở sâu không những giúp bạn giải tỏa căng thẳng mà còn rất có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường. Thực tế, căng thẳng có thể được gây ra bởi nồng độ đường trong máu quá cao hoặc thiếu oxy trong máu.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng hít thở đúng cách là giúp cho bạn có đầy đủ lượng oxy cơ bản để cho não cần để hoạt động và điều khiển các bộ phận trong cơ thể.
Thay đổi chế độ ăn uống
Nghĩ đến việc hạn chế nhiều nhất các đồ ăn tinh bột trắng như bột mì, gạo, bánh mì trắng, khoai tây trắng... Hầu hết những bệnh nhân chớm tiểu đường đều không thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc này. Tuy nhiên, theo thời gian, thói quen ăn uống quá nhiều tinh bột có thể khiến cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao quá mức.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách ăn ít tinh bột, ăn ít bánh mì sau đó loại bỏ dần dần từng loại thực phẩm một. Tất cả những thực phẩm nói trên đều khiến cho đường huyết tăng cao do cơ chế làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là một trong những liệu pháp tuyệt vời dành cho những bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không có điều kiện thuê huấn luyện viên cá nhân với chế độ tập luyện nghiêm ngặt, bạn có thể tự rèn luyện bằng cách đi bộ, chạy chậm để kiểm soát lượng đường trong máu.
Raymond chia sẻ chế độ tập luyện của bà khá nghiêm ngặt, 2 lần/tuần bà tập các bài tập thể dục giảm cân, đạp xe 5 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 1 tiếng. Bà thường đi tập yoga vào chủ nhật. Như vậy, trung bình mỗi tuần bà thực hành thể dục khoảng 7 tiếng.
Các nhà khoa học ở Phần Lan đã chứng minh, những ai tập luyện khoảng 4 tiếng một tuần, trung bình 35 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đái tháo đường tới 80%.
Thay đổi hành vi bắt đầu bằng suy nghĩ
Đôi khi, bạn thực hiện thói quen nghiêm ngặt nhưng không hề cảm nhận được hiệu quả, đừng vội nản lòng! Hãy nhìn vào tương lai xa hơn và kiên nhẫn, chỉ cần thực hiện đều đặn chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Để đạt được thành quả, tốt nhất bạn nên thay đổi từ suy nghĩ, luôn luôn có suy nghĩ tích cực, chứ không phải kiểu hành vi đối phó, làm cho có. Chẳng hạn, bạn tập thể dục không phải vì mục đích giảm cân mà hãy nghĩ đến việc cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc bệnh mãn tính là sự lựa chọn, càng có nhiều sự lựa chọn tốt thì quá trình chăm sóc và hồi phục càng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần tin tưởng và thực hiện nghiêm ngặt, cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy năng lượng dù là đang sống chung với bệnh nan y.
Tuân thủ lịch trình uống thuốc là điều kiện tất yếu
Nếu bạn cảm thấy nội tiết tố thay đổi do quá trình điều trị bằng thuốc, đừng ngại trao đổi với bác sĩ, chuyên gia về vấn đề này. Tốt nhất, nên cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hay nhà tư vấn trị liệu trong thời kỳ sống chung với bệnh.
"Tuân thủ lịch trình uống thuốc nghiêm ngặt và thực hiện kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên kết hợp với những thói quen tốt giúp tôi không còn cảm giác phải chịu đựng khi sống chung với bệnh", Ilenne Raymond Rush chia sẻ.
*Theo WebMD/Diabeticlifestyl/Philly