10 quy tắc sử dụng tiền nhất định phải nhớ nếu muốn trở nên giàu sang
Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách thức quản lý tiền bạc. Càng linh hoạt và đa dạng cách đầu tư, bạn sẽ hạn chế tối đa được rủi ro và kiếm được càng nhiều tiền hơn.
Do vậy, hãy sử dụng tiền một cách thông minh để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, có lợi nhất cho vấn đề tài chính của chính mình. Dưới đây là 10 quy tắc sử dụng tiền cần phải nhớ nếu muốn giàu có.
1. Sử dụng tiền có mục tiêu
Trong công việc hay cuộc sống, muốn làm bất cứ việc gì thì trước hết phải có mục tiêu và từng bước từng bước thực hiện hóa mục tiêu đó. Mục tiêu là động lực dẫn đến thành công.
Với vấn đề tiền bạc cũng vậy, nếu không có một mục tiêu rõ ràng thì rất khó để xác định được những khoản chi tiêu tài chính cá nhân. Vì thế, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng phung phí tiền vô ích.
Nếu không có một mục tiêu rõ ràng thì rất dễ rơi vào tình trạng phung phí tiền vô ích.
2. Phân biệt mong muốn với nhu cầu
Sự mập mờ giữa mong muốn và nhu cầu có thể khiến bạn gặp rắc rối về bất ổn tài chính. Nhu cầu của con người có thể chỉ đơn giản bao gồm thực phẩm, quần áo, nơi ở, y tế … nhưng mong muốn lại hoàn toàn khác.
Bạn có thể có những ước muốn lớn hơn nhà cửa, xe cộ và cuộc sống cũng sẽ trở nên bớt ảm đạm hơn nếu có mong muốn. Tuy nhiên, cần phải phân biệt mong muốn một cách có ý thức. Không nên theo đuổi những mong muốn có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến vấn đề tài chính cá nhân.
3. Sống trong khả năng
Phát triển ngân sách thật vững chắc và chỉ sống trong khả năng tài chính của bạn cho phép. Điều này có nghĩa là không nên "vung tay" hơn những gì bạn kiếm được. Nhờ cách chi tiêu hợp lý như vậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng đến những khoản nợ, bội chi.
Chi tiêu trong khả năng là một điều nên làm nhưng chi tiêu dưới khả năng còn là yếu tố giúp bạn nhanh chóng trở thành người giàu có, có nguồn vốn để kinh doanh hoặc tiết kiệm cho tương lai.
4. Bắt đầu tiết kiệm
Từ 20 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu tiết kiệm. Càng tiết kiệm sớm, khối tài sản sẽ càng gia tăng và bạn sẽ càng có nhiều cơ hội đầu tư hơn.
5. Trả công cho bản thân đầu tiên
Lẽ dĩ nhiên, ai cũng sẽ làm việc vì lợi ích. Đó không phải là ích kỉ mà bạn sẽ được trả công xứng đáng cho những gì bản thân đã nỗ lực phấn đấu. Vậy bạn muốn trả công cho bản thân như thế nào? Mua sắm, vui chơi thả ga hay tiết kiệm cho đầu tư và tương lai? Nên bắt đầu bằng việc có một tài khoản tiết kiệm và học cách chi tiêu tiền lương sau khi đã tiết kiệm.
6. Phân biệt tài sản và nợ phải trả
Bí quyết để mọi nhà kinh doanh thành công đó chính là tích lũy tài sản và giảm nợ. Tài sản là ngân sách cá nhân bạn có thể thoải mái chi tiêu bao gồm cả nhà cửa, xe cộ, tài khoản tiết kiệm. Trong khi đó, nợ phải trả là những khoản cho vay học sinh, nợ thẻ tín đụng và tất cả những khoản bạn đã nợ trước đó và cần phải chi trả. Nếu không thể chi trả tất cả các khoản nợ thì có thể chia nhỏ để trả.
7. Tránh nợ nần
Tránh nợ tiêu dùng và đặc biệt là những khoản vay nặng lãi. Việc phải thanh toán những khoản lãi suất như vậy sẽ làm ngân sách cạn kiệt.
8. Trả những khoản nợ lãi suất cao đầu tiên
Tất nhiên, nếu không thể tránh khỏi được việc phải nợ thì hãy nợ một cách thông minh, có chiến lược. Phải biết tính toán lãi suất của từng khoản nợ và chi trả theo thứ tự từ những khoản có lãi suất cao.
9. Không đầu tư vào lĩnh vực không có hiểu biết
Một nhà đầu tư thông minh là người có tư duy và kỷ luật rõ ràng. Không phải ai cũng có thể đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào mà cần phải có hiểu biết, nghiên cứu trước thị trường và mặt hàng tiềm năng có thể đầu tư. Đầu tư vào những sản phẩm mang tính rủi ro cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và lợi ích lâu dài của bạn. Chỉ nên đầu tư vào những thứ đã nắm chắc và có hiểu biết sâu rộng.
Bên cạnh đó, phải nỗ lực học hỏi, luôn luôn bổ sung thêm kiến thức để không bị động khi gặp biến động trên thị trường.
10. Lập quỹ dự phòng
Khác với khoản tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm dự phòng là ngân sách dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Nói một cách đơn giản là khi không may bị mất việc làm, gặp phải vấn đề sức khỏe và không có lương, tiền trợ cấp thì sẽ sử dụng quỹ dự phòng này.