Xu hướng “không học, không làm, chỉ thắp hương” bùng nổ ở Trung Quốc: Khi nền kinh tế khiến giới trẻ phải tìm đến tâm linh

11/06/2023 08:54 AM | Sống

Suy sụp vì nền kinh tế gặp khó, giới trẻ Trung Quốc đổ xô đi chùa cầu may.

Ảnh: Yahoo News

Khi nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hồi phục sau đại dịch, một trào lưu mới cũng dậy sóng trên khắp quốc gia này.

Giới trẻ Trung Quốc đang đổ xô đến các ngôi chùa và những địa điểm tôn giáo để cầu may, trước viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm.

Người dân Trung Quốc thường đến chùa Ung Hoà Cung ở Trung Quốc để cầu tiền tài. Theo hãng tin CNN trích dẫn dữ liệu từ cuộc khảo sát của trang web du lịch Trung Quốc Qunar.com và mạng xã hội Xiaohongshu, lượt người đến ngôi chùa này trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2023 tăng 530% so với cùng kỳ năm trước.

Cuộc khảo sát cho thấy chùa Ung Hoà Cung, hay còn gọi là chùa Lạt Ma, có lượng người đến nhiều nhất so với tất cả các ngôi chùa khác ở Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian.

Trên toàn quốc, lượt người đi đền chùa năm nay cũng đã tăng gấp 4 lần so với một năm trước. Một nửa số trong số đó là người từ 20-30 tuổi.

Núi Long Hổ (Long Hổ Sơn), một trong những cái nôi của Đạo giáo, ghi nhận 4,73 triệu người ghé đến trong quý 1/2023, tăng 47% so với năm 2019. Trong ghi đó, núi Võ Đang, một địa điểm hoạt động hưng thịnh khác của Đạo giáo ghi nhận tăng 23%.

Người trẻ thắp hương cầu tìm được việc làm tại chùa Lạt Ma, ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Chắc hẳn du lịch nói chung đã tăng lên sau khi Trung Quốc kết thúc các chính sách zero Covid vào năm ngoái, Nhưng số lượng người đi đền chùa gia tăng lại được thúc đẩy bởi môt hashtag phổ biến trên mạng xã hội: “không đi học, không làm việc chăm chỉ, chỉ thắp hương”.

Trên thực tế, số lượng người đi chùa tăng đột biến, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của người từ 16-24 tuổi ở Trung Quốc đang ở mức cao kỷ lục 20,4%.

Sau khi nền kinh tế Trung Quốc có khởi sắc trong quý 1, các chỉ số gần đây hơn về sản xuất, dịch vụ, doanh số bán lẻ cũng những chỉ số khác lại cho thấy sự suy yếu đột ngột.

Ngày 9/6, dữ liệu mới về giá tiêu dùng và giá sản xuất làm gia tăng lo ngại rằng giảm phát có thể kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc.

Tham khảo BI

Theo Thiên Di

Cùng chuyên mục
XEM