FBI yêu cầu Google và Apple phải giúp đỡ bẻ khóa điện thoại để tránh khủng bố
Kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở Paris, hai ông lớn trong làng công nghệ đã gặp rắc rối trong vấn đề tính bảo mật của người dùng.
Hai ông lớn Apple và Google hiện đang phải chịu sức ép từ các nhà cầm quyền về vấn đề quyền truy cập các dữ liệu được mã hoá trong thiết bị đi động. Đề xuất này được luật sư quận Manhattan ở Mỹ, Vance Jr., khởi xướng sau khi cuộc tấn công táo tợn của bọn khủng bố IS ở Paris.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Vance và Giám đốc FBI, ông James Comey đã nhắc lại sự quan trọng của việc truy cập các dữ liệu được mã hoá, vốn được CIA và Bộ Tư Pháp nói rằng đây là sự cần thiết trong công cuộc chống khủng bố, những kẻ này thường lợi dụng vấn đề mã hoá thông tin để che giấu các kế hoạch tấn công.
Để nhấn mạnh quan điểm của họ, các nhà chức trách Pháp cho biết các cuộc truy kích của cảnh sát ở vùng ngoại ô Paris diễn ra do họ thu được thông tin từ một chiếc điện thoại bị vứt bỏ.
"Hai công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới phải có trách nhiệm bảo vệ mọi người khỏi hiểm nguy." Ông Vance bày tỏ quan điểm của mình trong hội nghị An ninh mạng ở New York bằng một báo cáo dài 42 trang. Ông dự tính rằng các hãng sản xuất thiết bị đi động phải đưa những dữ liệu nhạy cảm cho các nhà điều tra nếu được yêu cầu, chứ không nên tự ý đưa những thông tin trên cho chính phủ một cách mập mờ.
Comey đã có một bài diễn thuyết diễn ra ở Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York ngay sau đó. Ông chia sẻ vấn đề IS đã kêu gọi mọi người đầu quân về cho chúng qua các mạng xã hội, đặc biệt là Twitter.
Mặc dù các nhà chức trách có quyền truy cập thông tin khi được toà án yêu cầu, nhưng họ không thể xem thông tin trên điện thoại di động đã được mã hoá bởi công nghệ của Apple và Google. Họ không tiết lộ rằng liệu những công nghệ mã hoá này có được những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công Paris sử dụng hay không.
Vấn đề lớn
"Khi những kẻ khủng bố Hồi Giáo đã tìm được mục tiêu cần loại bỏ, chúng sẽ dùng những phần mềm trò chuyện được mã hoá chặt chẽ từ đầu đến đuôi. đến lúc đó, cái kim mà chúng ta đã tìm thấy đã rơi lại xuống đáy đại dương. Đó chính là vấn đề lớn." - Ông Comey chia sẻ.
Mặt khác, Vance nói rằng bản đề xuất của ông sẽ hỗ trợ các nhà thực thi pháp luật rất nhiều trong việc tìm kiếm tội phạm.Trong văn phòng của ông hiện đang có 111 hồ sơ vụ án đang bị 'treo' vì không truy cập vào điện thoại được. Ông nói: "Hình ảnh vào clip những vụ xâm hại tình dục trẻ em, những đoạn tin nhắn của 'khách hàng', thậm chí clip hành quyết nạn nhân đều được lưu trên điện thoại."
Trong tuần qua, Uỷ viên cảnh sát New York William Bratton đứng ra ủng hộ các quan điểm trên, ông chia sẻ nếu các công ty trên không chịu hợp tác có nghĩa rằng họ đang chống lại chúng ta.
Đại diện của Google và Apple đều không có động thái gì trước những đề xuất trên.
Có thực sự an toàn?
Trong buổi hội thảo, ông Vance đã chê trách Apple và Google bằng việc ca ngợi các công ty công nghệ rằng họ đã hỗ trợ các nạn nhân rất nhiều khi sự việc đáng tiếc xảy ra. Điển hình là Facebook với 'Safety Check', AirBnB với dịch vụ nhà ở miễn phí cho các nạn nhân và Uber với dịch vụ không tăng giá xe vào giờ cao điểm. "Tôi mong rằng những cử chỉ cao đẹp này sẽ khiến các công ty sản xuất điện thoại thay đổi." Vance nói.
Công nghệ mã hoá dữ liệu được phát triển sau vụ lùm xùm của Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, anh đã tiết lộ cho công chúng rằng các dữ liệu trên mạng đều bị cơ quan chính phủ theo dõi. Những người ủng hộ quyền riêng tư sau đó đã đòi hỏi tính bảo mật trong thông tin để tránh bị chính phủ 'dòm ngó'.
Vance đã tìm cách xoa dịu vấn đề trên bằng cách đề xuất những thông tin được trích xuất chỉ là những 'dữ liệu bất động' - những dữ liệu trên điện thoại được thu giữ để điều tra, không phải là những 'dữ liệu chuyển động', việc này sẽ tránh được vấn đề nghe trộm bất hợp pháp. "Chúng tôi không muốn chính phủ làm việc mập mờ, và chúng tôi không muốn lấy thông tin bất hợp pháp từ bất kì ai cả." Ông Vance giãi bày.
Liên hiệp Tư do Dân sự Mỹ đã phản bác bản đề xuất của Vance ngay lập tức, họ nói rằng báo cáo của ông chưa đưa ra bằng chứng xác đáng cho việc những dữ liệu mã hoá đã làm suy yếu hoạt động trấn áp tội phạm. Đại diện của hội đồng, Neema Singh Guliani, nói rằng đề xuất của Vance sẽ "xâm hại sự an ninh của người dân Mỹ vì thông tin các nhân của họ có thể dễ dàng bị tấn công và chiếm đoạt."
Ngược lại, trong bản báo cáo, Vance phản bác lại rằng công nghệ mã hoá cao cấp không thể bảo vệ người dùng khỏi sự ăn cắp dữ liệu và các phần mềm mã độc, và ông nói Google/Apple không giải thích được vì sao hệ thống trước đây của họ lại có thể dễ dàng bị tấn công như thế.
Vance cũng đang cố gắng thuyết phục Quốc Hội thông qua dự luật 'các kỹ sư thiết kế hệ điều hành cho các thiết bị di động ở Mỹ phải có khả năng truy cập vào dữ liệu người dùng khi được yêu cầu.' Các Thượng Nghị Viện cho rằng Quốc Hội chưa sẵn sàng dể thông qua điều này, nhưng họ sẽ xem xét và cân nhắc các lựa chọn trong tương lai.
Niềm tin của người dân đã bị phá vỡ từ trước
Khi Snowden tiết lộ Apple, Google, Yahoo và các công ty công nghệ khác bị ép buộc phải hợp tác với chính phủ Mỹ trong việc theo dõi dữ liệu người dùng thì các công ty này đều công bố tính năng 'mã hoá toàn phần' trên điện thoại của họ, các dữ liệu đều không thể truy cập trừ khi có sự cho phép của chủ nhân.
Vance nói với tờ báo Washington Post là các công ty công nghệ đang vô tình giúp bọn tội phạm. Ông đã chứng thực Bản Sửa Đổi Thứ Bốn của bộ luật Mỹ cho phép được truy cập dữ liệu khi cần thiết trước các thượng nghị viện của bộ tư pháp Mỹ trong vài tháng trước. Vance cũng đã gửi thư cho các công ty công nghệ với nội dung có cách nào mã hoá thông tin mà vẫn đảm bảo sự an toàn của người dùng, và đến nay ông vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Vấn đề bảo mật và sự an toàn của người dùng đã được thử nghiệm ở toà án Mỹ. Đề xuất này được đặt ra bởi toàn án tối cao Mỹ vào năm ngoái với nội dung các nhà chức trách có quyền truy cập vào dữ liệu của tội phạm nếu họ có lệnh bắt giữ. Đây cũng là vấn đề của vụ kiện ở Brooklyn (New York), Apple đã kháng án với Bộ Tư Pháp về việc phải cung cấp quyền truy cập dữ liệu trên một chiếc iPhone thu giữ từ một vụ truy bắt những kẻ buôn ma tuý.
Vào năm 2012, Vance cũng đã phản kháng lại Twitter phải chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho các nhà chức trách khi có yêu cầu. Vụ việc này diễn ra sau cuộc biểu tình ở phố Wall vào năm 2011, Ông đã yêu cầu trước toà án rằng Twitter phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin của những người biểu tình.