Wikileaks cáo buộc CIA đang nghe lén rất nhiều người dùng điện thoại và TV trên thế giới
Julian Assange, nhà sáng lập WikiLeaks, muốn các ông lớn như Apple và Samsung tham gia cùng mình để chống lại CIA.
WikiLeaks được cho là đang nắm giữ các thông tin cáo buộc CIA về hành vi tích trữ công cụ có thể bẻ khóa các thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới như iPhone, smartphone Android, smart TV và cả ô tô.
Cụ thể, WikiLeaks "Vault 7" đã chỉ ra rằng, CIA đã tận dụng các lỗ hỏng trong hệ điều hành iOS và Android, sử dụng chúng để truy cập vào các thiết bị điện tử và theo dõi. Chính nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã tuyên bố sẽ cùng "hợp sức" với các ông lớn công nghệ để làm sáng tỏ vụ việc này.
"Chúng tôi có khá nhiều bằng chứng ở đây, nhưng chúng tôi muốn vô hiệu hóa chúng đi trước để có thể an toàn mà công bố. Vì vậy mà chúng tôi muốn làm việc với các nhà sản xuất để kiểm nghiệm lại xem đó có phải là những thiết bị đã bị theo dõi hay không?", Assange nói tại một cuộc họp báo được phát trực tiếp trên Periscope. Kèm theo đó là một đoạn phim công bố việc CIA sử dụng các thiết bị riêng để theo dõi các thiết bị số.
Đây là những hình ảnh (dù cho được xác thực là thật hay đã bị làm giả) lần đầu tiên được công bố liên quan đến việc các cơ quan lập pháp lạm quyền khi bẻ khóa các thiết bị mã hóa và giành quyền kiểm soát hệ thống, phần nào khiến người dân tỏ ra lo lắng.
Ông Assange nói rằng, ông đã giữ những "bằng chứng" này về hành vi của CIA vì không muốn chúng rơi vào tay kẻ xấu. Đây cũng là một lời cảnh báo cho hệ thống bảo mật kém cỏi của CIA.
"Đây là một việc đáng xấu hổ sẽ đi vào lịch sử, khi một cơ quan lập pháp lưu trữ tất cả vào một kho hồ sơ, nhưng lại không thể bảo mật được nó", Assange nói.
Về phía CIA, họ chưa ra bất kì lời khẳng định chính thức nào về việc này nhưng lại bóng gió rằng đó là việc họ đã "sáng tạo" để quản lý những góc khuất nhờ công nghệ. CIA tuyên bố họ sẽ tiếp tục theo dõi các mối hiểm họa từ nước ngoài để bảo vệ nước Mỹ khỏi khủng bố và các vấn đề thù địch tương tự. Nhưng họ cũng để lại một lời đáp trả khá đanh thép dành cho WikiLeaks.
"Như chúng tôi đã từng trình bày, Julian Assange không phải là người đáng tin khi bạn muốn nghe toàn bộ sự thật", phát ngôn viên của CIA - Jonathan Liu cho biết.
Những thách thức về hệ điều hành
Assange cho biết, ông đã trao đổi với các hãng công nghệ và sẽ mất khoảng 2-3 ngày để hoàn thiện phiên bản "vá lỗi" bảo mật chống lại CIA. Đó là đối với các hệ điều hành điện thoại, còn những thiết bị khác như thiết bị theo dõi em bé, tủ lạnh, hoặc TV thông minh có thể sẽ cần thời gian hơn.
Samsung cũng đang khẩn trương tìm ra các lỗ hổng bảo mật có thể biến chiếc TV đang sử dụng thành một thiết bị theo dõi, theo như WikiLeaks trình bày. Còn Apple cũng đã cho phép nâng cấp phiên bản iOS mới nhất để bảo vệ người dùng của mình. Microsoft cũng khẳng định đã biết bị CIA "nghe lén" nhưng chưa tìm ra được chứng cứ.
Tiếp đến là, Google cũng tuyên bố rằng họ đã hoàn thiện việc vá lỗi. Tuy nhiên, những nhà sản xuất sử dụng Android khác vẫn đang rất khổ sở khi dường như các tính năng "độc quyền" mà họ thêm vào đang làm họ trở nên mong manh, dễ bị tấn công hơn bao giờ hết.
Vì vậy, người dùng Android có thể sẽ gặp một trục trặc trong những ngày tới đây vì việc triển khai, ra mắt các bản cập nhật.
WikiLeaks vẫn còn phân loại và sắp xếp để chuẩn bị công bố hàng nghìn tài liệu sắp tới. Họ còn cho biết có 78.000 các địa chỉ IP đang bị theo dõi và hơn một phần tư số đó đến từ Mỹ.
Dù rằng CIA đã "hứa" không thực hiện việc theo dõi hay nghe lén các công dân Mỹ, nhưng WikiLeaks đang cho rằng CIA vẫn còn đang điều tra hơn 22.000 các địa chỉ IP trên lãnh thổ nước này.
Assange còn cáo buộc chương trình hack của CIA không đúng quy định thiết kế cho phép. "Công nghệ này được thiết kế để không thể truy ngược lại được thiết bị nhận thông tin. Có nghĩa là bạn sẽ bị theo dõi mà không thể biết được ai đang theo dõi mình", ông nói.