#Why: Bí mật sau quyết định bán vé 0 đồng của Vietjet Air hay khuyến mãi 50% của Viettel, Mobifone
Quy tắc quan trọng cho thấy miễn là giá của sản phẩm (trong trường hợp này là giá vé, giá thẻ cào) cao hơn chi phí cận biên, thì công ty sẽ thu được lợi nhuận trên khách hàng hay đơn vị sản phẩm cụ thể đó.
Nếu bạn là tín độ của du lịch chắc chắn sẽ không bỏ qua những dịp các hãng hàng không như Vietjet Air hay Air Asia tung ra các đợt khuyến mãi với giá 0 đồng. Tại sao hãng hàng không lại quyết định đưa ra giá vé rẻ như vậy? Hoặc bạn sẽ thấy các hãng viễn thông như Viettel, Mobifone, Vinaphone liên tục đưa ra các khuyến mãi nhân 50% thẻ nạp? Đằng sau đó là khái niệm kinh tế quan trong trong việc ra quyết định điều hành của mỗi doanh nghiêp.
Khi nào tôi nên sản xuất, bán thêm dịch vụ?
Tuy nhiên nó lại bị coi nhẹ và hiếm khi được các nhân viên kế toán chi phí cung cấp hoặc tính toán mang tên "chi phí cận biên" hoặc "chi phí gia tăng" và đó là câu trả lời cho câu hỏi: Tôi sẽ mất bao nhiêu chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, hoặc cung cấp thêm một đơn vị dịch vụ?
Gọi chi phí "cận biên" không phải bởi nó không quan trọng, nằm ở biên, ngoài lề, mà bởi nó là khoản gia tăng ở cuối hoặc ở biên của cấu trúc chi phí. Đối với nhiều công ty, chi phí trung bình và chi phí cận biên gần như là một. Điều này xảy ra khi chi phí trung bình gần như không đổi và do đó, chi phí để sản xuất thêm một đơn vị cũng tương đương chi phí (trung bình) để sản xuất 100 hay 1.000 đơn vị trước đó.
Tuy nhiên, chi phí trung bình và chi phí cận biên rất khác nhau. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp- đặc biệt là những công ty cần cở sở hạ tầng lớn và vốn đầu tư cao như hàng không hay viễn thông- có cấu trúc chi phí nặng về chi phí trung bình. Điều này cũng dễ hiểu đặc biệt trong trường hợp chi phí vốn cố định được tính vào và chi phí sản xuất thêm một đơn vị đầu ra (ví dụ, thêm một cuộc gọi điện thoại hoặc chở thêm một hành khách) rất thấp.
Chẳng hạn, với một chiếc Boeing đã được lên lịch bay từ Hà Nội đến Đà Nẵng và không còn ghế trống, chi phí chở thêm một hành khách (chi phí cận biên) từ Hà Nôi đến Đà Nẵng xấp xỉ bằng 0. Tuy nhiên, chi phí trung bình của hành khách đó- được tính bằng cách lấy mọi chi phí của chuyến bay, bao gồm nhiên liệu, lương phi công, tiếp viên hàng không, chi phí vốn của máy bay, v.v… chia cho 100 hoặc 200 hành khách – có thể sẽ rất cao.
Trong trường hợp này, hãng hàng không sẽ được lợi nếu chở hành khách đó dù cho tiền vé của người này rất thấp. Quy tắc quan trọng cho thấy miễn là giá của sản phẩm (trong trường hợp này là giá vé) cao hơn chi phí cận biên, thì công ty sẽ thu được lợi nhuận trên khách hàng hay đơn vị sản phẩm cụ thể đó. Chi phí cận biên thấp tức là dù giá vé thấp thì hãng hàng không vẫn có lợi nhuận, miễn là họ biến ghế trống (không tạo ra doanh thu) thành ghế có người ngồi (ít nhất cũng tạo ra doanh thu dù thấp). Theo nghĩa này, "sinh lời" không phải là giá vé phải bù được tất cả chi phí- có thể là không- mà là nó ít nhất phải bằng với chi phí bổ sung do việc chở thêm hành khách đó tạo ra.
Tính toán chi phí cận biên bằng cách nào?
Các ngành kinh doanh có chi phí cận biên thấp có thể sinh lời bằng cách tăng mức độ sử dụng vốn. Có nhiều cách để làm điều này. Công ty điện lực và viễn thông thỉnh thoảng giảm giá sử dụng dịch vụ vào những giờ thấp điểm (như buổi tối hoặc cuối tuần) khi chi phí cận biên và mức sử dụng thấp. Hãng hàng không tính giá rẻ cho các chuyến bay dự trữ (dựa trên số ghế trống vào thời gian bay) và vào những dịp cuối tuần đặc biệt khi các hành khách doanh nhân thường ở nhà và máy bay ít được sử dụng.
Nhà điều hành có thể sử dụng dữ liệu chi phí do các nhà kinh tế học và kế toán viên cung cấp để tính chi phí cận biên của mình. Khi những dữ liệu này không sẵn có, người ra quyết định có thể và nên yêu cầu cung cấp. Nếu không, họ có thể lấy dữ liệu chi phí trung bình và tính toán chi phí cận biên phù hợp một cách tương đối dễ dàng.
Ví dụ, hãy xem một nhà máy CPU đang gặp khó khăn và nhà quản lý đang tìm cách xử lý vấn đề. Nhà quản lý muốn những dữ liệu chi phí chi tiết hơn để biết làm thêm một CPU, chi phí của anh ta sẽ là khoảng bao nhiêu ở các mức sản xuất khác nhau.
Anh ta muốn biết điều đó bởi nếu có thể thu về 30 đô-la với mỗi CPU, một mức giá thấp, anh ta muốn chắc chắn rằng đang không làm và bán những chiếc CPU làm tiêu tốn nhiều chi phí hơn mức có thể thu về. Như thế là lỗ. Cùng lúc đó, nếu anh ta có thể làm CPU ở mức thấp hơn 30 đô-la, thì anh đang lãi. Với tình hình cạnh tranh khốc liệt, nhà quản lý muốn kiếm được nhiều tiền nhất có thể. Và anh ta không thể làm được điều đó nếu dữ liệu duy nhất chỉ là những con số chi phí trung bình cho một loạt các sản phẩm này.
Và đây là bảng số liệu được nhà kinh tế học thu thập giúp nhà quản lý:
Ví dụ về chi phí cận biên với nhà máy sản xuất CPU.
Nhìn vào bảng có thể thấy khi sản xuất 70.000 CPU thay vì 60.000 làm tăng tổng chi phí từ 1,848 triệu đô-la lên 2,142 triệu đô-la. Điều này có nghĩa là chi phí gia tăng- phần thêm vào tổng chi phí- là 294.000 đô-la. Bây giờ, nhà máy có thể làm thêm 10.000 CPU với chi phí gia tăng đó. Vậy chi phí cận biên cho 1 CPU là 29.40 đô-la. Đây là chi phí họ phải bỏ ra để làm thêm 1 CPU và chú ý rằng nó thấp hơn giá thị trường, 30 đô-la.
Căn cứ vào phân tích chi phí cận biên, nhà quản lý cho rằng họ nên tiếp tục và sản xuất nhiều hơn 70.000 đơn vị một chút, 72.000 hoặc 73.000 đơn vị chẳng hạn và vẫn có chi phí cận biên hoặc chi phí gia tăng thấp hơn giá thị trường.