Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem

30/06/2018 20:55 PM | Sống

Nghe có vẻ hà khắc vậy thôi chứ bất cứ ai đến tham quan và tiếp xúc với ông đều được đón tiếp rất nhiệt tình và thân thiện đấy.

Trên một con phố nhỏ yên tĩnh tại Kyoto, Nhật Bản, có một viện bảo tàng nhỏ xíu xiu dành để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật truyền thống Ukiyo-e, hay tranh in khắc gỗ. Viện bảo tàng tí hon này được xem là bảo tàng Ukiyo-e nhỏ nhất thế giới, nó không chỉ thu hút khách du lịch bởi môn nghệ thuật này khá thú vị mà còn bởi cách hoạt động tùy hứng chưa từng có của ông chủ nơi đây. 

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 1.

Cụ ông được mệnh danh là nghệ sĩ tùy hứng vì quy tắc mở cửa theo tâm trạng và giấc ngủ.

Quy định của ông được viết rõ ràng rành mạch ngay trước cửa: “Viện bảo tàng mở cửa khi nào tôi thức dậy và đóng cửa khi tôi cần đi ngủ. Lúc nào tôi thấy mệt thì cũng đóng cửa luôn”.

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 2.

Cụ Ichimura cùng với bộ sưu tập các tác phẩm của mình.

Bảo tàng do cụ ông Ichimura Mamoru sở hữu và quản lý. Ông là một trong khoảng 50 nghệ sĩ sáng tác tranh in khắc gỗ cuối cùng trên toàn Nhật Bản. Hình thức nghệ thuật độc đáo này lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 16 với những tác phẩm thể hiện cảnh sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 3.

Một tác phẩm thể hiện quy trình tạo nên tranh in khắc gỗ vào giữa thế kỷ 19.

Đến thế kỷ 18, cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật in khắc gỗ, Ukiyo-e đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến hơn. Chủ đề của tác phẩm cũng bắt đầu mở rộng, thể hiện hình ảnh các mỹ nhân, diễn viên kabuki, những tay đô vật sumo, hoặc miêu tả khung cảnh trong lịch sử, những câu chuyện cổ, cảnh vật thiên nhiên và cảnh giường chiếu gợi cảm…

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 4.

Tác phẩm Buổi Tiệc Mùa Đông của nghệ sĩ Utagawa Toyoharu (thế kỷ 18-19)

Ảnh hưởng của tranh in khắc gỗ còn lan tỏa đến các nước phương tây, ngay cả những tên tuổi họa sĩ lừng danh như Van Gogh, Monet, cũng từng có các tác phẩm lấy cảm hứng từ phong cách tranh in gỗ.

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 5.

Các tác phẩm được trưng bày tại viện bảo tàng tí hon của cụ Ichimura.

Theo lời kể của ông Ichimura, ông bắt đầu tiếp xúc và học hỏi môn nghệ thuật Ukiyo-e từ rất sớm và đến khi trưởng thành thì kế thừa nghề nghiệp này từ ông nội của mình. Đầu những năm 2000, ông quyết định tự mở một viện bảo tàng nhỏ như một cách để quảng bá về môn nghệ thuật mà ông đã theo đuổi hơn nửa thế kỷ nay, hy vọng rằng càng nhiều người biết đến, kỹ thuật in tranh khắc gỗ sẽ không bị mai một hoặc mất đi.

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 6.

Để hoàn thiện một bức tranh phải trải qua rất nhiều công đoạn in.

Viện bảo tàng tùy hứng của ông Ichimura trở nên nổi tiếng sau khi bức ảnh về quy tắc mở cửa của ông được lan truyền trên mạng. Ban đầu những dòng chữ này được vết bằng tiếng Nhật, sau đó một số người đã giúp ông chuyển thành tiếng Anh và từ đó ông đã sử dụng luôn cho tất cả khách du lịch đều có thể hiểu được.

Viện bảo tàng tùy hứng của cụ ông người Nhật: Vui thì mở, buồn thì đóng, ngủ đủ giấc mới dậy cho khách vào xem - Ảnh 7.

Cụ Ichimura cực kỳ hiếu khách và dễ gần.

Đừng vội tưởng ông Ichimura khó tính nhé! Rất nhiều người từng ghé lại đây đều cho biết cụ ông vô cùng thân thiện, dễ gần và rất hiếu khách. Ông sẵn sàng dành hàng giờ để kể về lịch sử của Ukiyo-e cũng như dạy cho những vị khách tò mò từng bước để tạo ra được một bức tranh in khắc gỗ hoàn thiện.

(Nguồn: amusingplanet)

Theo Jin.Q

Cùng chuyên mục
XEM