Video này sẽ giúp bạn hiểu vì sao người Nhật có thể sửa đường một cách "thần tốc" đến vậy

16/11/2016 17:31 PM | Công nghệ

Người Nhật đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên và ngưỡng mộ khi sửa xong một hố tử thần chỉ trong thời gian quá nhanh đến vậy.

Ngày 8/11/2016, một hố tử thần khổng lồ đột ngột xuất hiện ngay giữa trung tâm thành phố Fukuoka, thuộc phía Tây Nam Nhật Bản. Ước tính hố tử thần này có diện tích lên tới 810m vuông, và sâu tận 15m.

Và trước con mắt ngạc nhiên của bè bạn quốc tế, người Nhật đã khắc phục sự cố với tốc độ... ánh sáng: chỉ mất 6 ngày cả thi công lẫn quá trình nghiệm thu kiểm tra độ an toàn của con đường.

Toàn bộ quá trình đó được diễn ra trong video dưới đây.

Công nhân Nhật Bản đổ hàng tấn xi măng - cát để làm khô nền đất

Nhật Bản sửa xong 1 hố tử thần khổng lồ trong vỏn vẹn 2 ngày, xin lỗi người dân vì đã gây ra bất tiện.
Nhật Bản sửa xong 1 hố tử thần khổng lồ trong vỏn vẹn 2 ngày, xin lỗi người dân vì đã gây ra bất tiện.

Thực ra, đây cũng không phải là lần đầu tiên Nhật Bản sửa đường thần tốc như vậy.

Hình ảnh dưới đây là đường cao tốc Kanto được chụp vào năm 2011, sau khi bị bộ đôi động đất - sóng thần Tohoku phá huỷ. Và họ cũng chỉ mất đúng 6 ngày để biến con đường này trở lại hoạt động bình thường.

Hình bên trái được chụp vào ngày 11/3/2011. Đến ngày 17, con đường đã được hoàn thiện.
Hình bên trái được chụp vào ngày 11/3/2011. Đến ngày 17, con đường đã được hoàn thiện.

Bài học cho nhiều quốc gia trên thế giới

Lý do sự kiện này khiến dư luận thế giới phải sục sôi đơn giản là vì ở nhiều quốc gia khác, quá trình xây sửa đường thực sự rất chậm.

Ví dụ như tại thành phố Manchester (Anh), cũng với một lỗ hổng tương tự, người dân đã phải đợi tới 10 tháng - xin nhắc lại là 10 tháng - để con đường được hoàn thiện. Trong khi trên thực tế, đó là một trong những con đường lưu thông chính trong thành phố, chứ chẳng phải đường làng quê hẻo lánh gì.

Hố tử thần mất 10 tháng để sửa tại Manchester (Anh)
Hố tử thần mất 10 tháng để sửa tại Manchester (Anh)

Hay như tại Mỹ, muốn lợp lại bê tông cho 1 làn đường khoảng 150m, họ mất khoảng... 3 - 5 tháng, cộng thêm 2 tuần kiểm tra để đưa đường lưu thông trở lại bình thường.

Nghe thật vô lý đúng không? Bê tông có thời gian khô như nhau, nhân lực cũng chẳng thiếu, vậy tại sao người Nhật có thể làm nhanh?

Lý do đầu tiên đến từ quy trình làm việc. Tại Đức, khi xong bất kỳ một công đoạn nào, họ sẽ tốn ít nhất là 1 ngày để nghiệm thu công đoạn đó, dù là thủ tục giấy tờ hay đào ống nước. Thậm chí cả khi 1 công đoạn được hoàn thành sớm, các công đoạn tiếp theo cũng không thể bắt đầu trong cùng một ngày được. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình, chủ đầu tư sẽ tăng thêm chi phí. Chính vì thế mà để xây một cái nhà vệ sinh tại Đức cũng tốn cả năm trời, và những công ty xây nhanh nhất sẽ có chi phí đắt nhất.

Người Nhật thì không thế, họ cắt giảm tối đa những quy trình rườm rà và quy định gây tốn thời gian, giúp quá trình sửa chữa nhanh hơn rất nhiều.

Thứ hai, quá trình phối hợp làm việc của người Nhật quá tốt. Không phải ngẫu nhiên, nhân lực Nhật Bản được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế. Với một đội ngũ được đào tạo và hợp tác tốt, thời gian sẽ được rút ngắn xuống rất đáng kể.

Và thứ 3, đó là thái độ làm việc của người Nhật. Về mặt năng suất, người Nhật là một trong những quốc gia nhân viên làm việc năng suất nhất trong cùng một khoảng thời gian, kể cả khi so với các quốc gia phát triển với nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Đức...

Các công nhân người Nhật sẵn sàng làm xuyên đêm để kịp tiến độ công trình. Bởi vì, quan niệm của người Nhật không muốn gây phiền phức đến cho người khác, tránh gây ảnh hưởng đến năng suất của chính người dân.

Đó chính là lý do vì sao Nhật Bản luôn đứng vững trước thảm họa, dù là tự nhiên hay con người gây nên.

Cùng chuyên mục
XEM