Vì sao người lãnh đạo nên hiểu triết lý 'nghi ngờ vẫn dùng, dùng vẫn nghi ngờ' trong quản lý nhân sự?

25/08/2020 16:15 PM | Kinh doanh

Người ta thường nói rằng: "Nghi ngờ thì không dùng, dùng thì không nghi." Nhưng trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp ngày nay thịnh hành một quan điểm: "Nghi ngờ vẫn dùng, dùng vẫn nghi ngờ".

Kỳ thực, trong vấn đề dùng người rất nhiều doanh nghiệp thường "đầu tư mạo hiểm". Con người phát triển và thay đổi, nên chỉ có thể nói rằng những người được tuyển chọn cơ bản là phù hợp với điều kiện, còn sau này có giỏi hay không còn phải chờ kiểm nghiệm trong thực tiễn. Điều này ẩn chứa một sự mạo hiểm, rất có khả năng là tìm được nhân tài hoặc không được như ý, nhưng tuy có nghi ngờ "anh ta rốt cuộc có thể làm tốt hay không", thì vẫn cần phải dùng xem sao đã, đây chính là "nghi ngờ vẫn dùng".

"Dùng vẫn nghi ngơ" là nói đến quản lý phải có cơ chế giám sát. Trong quản lý doanh nghiệp, vừa phải có cơ chế khích lệ, vừa phải có sự giám sát, kiểm soát, đây là "hai bánh xe" không thể thiếu. Không có cơ chế quả lý giám sát, kiểm soát, gọi là "buông tay", thực chất là "buông lỏng quản lý". Ban đầu, ngân hàng Barings "dùng không nghi ngờ" Leeson (chi nhánh Singapore), kết quả trong vòng ba năm ông ta làm giả sổ sách chứng từ che giấu thua lỗ, cuối cùng gây nên tổn thất 82,7 tỷ bảng Anh, khiến cho ngân hàng Barings với 200 năm lịch sử bị phá sản.

Cơ chế kiểm soát, giám sát "dùng vẫn nghi ngờ", không chỉ là cơ chế giám sát con người, mà còn thể hiện cơ chế vận hành hoàn thiện của tổ chức. Đối với bất kỳ tổ chức nào, không có cơ chế giám sát, kiểm soát, giống như không có sự quản lý hiệu quả, "dùng không nghi ngờ" là quan điểm được xây dựng trên nền móng không vững chắc, cuối cùng khó tránh khỏi vấn đề rắc rối, thậm chí tai họa, sụp đổ.

Vì sao người lãnh đạo nên hiểu triết lý nghi ngờ vẫn dùng, dùng vẫn nghi ngờ trong quản lý nhân sự? - Ảnh 1.

"Dùng vẫn nghi ngờ" là sự kết hợp chặt chẽ giữa nới lỏng và quản lý, tức làm cho cấp dưới vừa có trách nhiệm, vừa phải tiến hành giám sát kiểm tra họ một cách hiệu quả. Sự giám sát kiểm tra, vừa có tác dụng phòng bị, vừa để công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, thông qua kiểm tra giám sát có thể kịp thời nắm bắt được tiến độ công việc, kịp thời phát hiện những điểm phối hợp không tốt giữa kế hoạch và việc thực hiện, tốt cho việc kết nối và giải quyết vấn đề. 

Quan trọng hơn là thông qua việc kiểm tra giám sát sẽ biết được thái độ và thành quả công việc của cấp dưới, đồng thời chú trọng phát huy sở trường, bổ sung sở đoản, tăng cường phát huy tài năng của cấp dưới. Từ phương diện này, "dùng người không nghi ngờ" thường bị hiểu theo góc thả lỏng không quản lý, mà "dùng vẫn nghi ngờ" là thả lỏng nhưng có sự quản lý, từ đó đi tìm sự thích ứng tốt nhất để hai bánh xe khích lệ và giám sát vận hành hài hòa, không quay ngược nhau.

Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, sau khi trải qua thất bại do kiểu quản lý "buông lỏng", đã bắt đầu đi tìm phương thức quản lý doanh nghiệp hiện đại theo quy trình hoa học. Đây là một dạng chuyển biến lý tính.

(Tham khảo sách: Tứ thư lãnh đạo: Thuật quản trị)

PV

Cùng chuyên mục
XEM