Ứng viên tìm việc về cơ bản là... lười

06/11/2019 10:31 AM | Kinh doanh

Không phải tất cả mọi ứng viên tìm việc đều lười, nhưng về cơ bản là khá nhiều người lười. Bởi hầu hết đều mong muốn nhận được phần thưởng trong mơ nhưng lại đầu tư rất ít công sức.

Dựa trên trải nghiệm cụ thể trong quá trình làm việc thực tế, các chuyên gia trên trang Resumes To You đã tổng kết được bằng chứng về thủ phạm khiến rất nhiều người ở khắp nơi thất bại trong mục tiêu tìm việc. Lý do phổ biến nhất trong số các tài liệu thu thập được chính là sự thiếu nỗ lực.

Điều gì tạo nên một ứng viên lười biếng?

Chúng ta có thể định nghĩa một người tìm việc lười biếng bằng nhiều cách. Và điều thường khiến nhà tuyển dụng thất vọng nhất chính các ứng viên đặt quá ít nỗ lực trong việc giành lấy công việc họ yêu thích. Dưới đây là một số kết quả ghi nhận:

- Từ những người đã ứng tuyển vào các vị trí đăng quảng cáo:

Không có ai làm theo đủ và chính xác tất cả các hướng dẫn cách ứng tuyển

Chỉ 11% ứng viên bận tâm đến việc viết thư tự giới thiệu bản thân khi nộp hồ sơ

Chỉ 6% ứng viên hiệu chỉnh nội dung lí lịch tìm việc (CV/resume) cho phù hợp với vai trò mà họ ứng tuyển

- Từ những người phải nhận thư thông báo ứng tuyển không thành công:

Chỉ 4 ứng viên phản hồi lại lá thư đó

Chỉ 1 ứng viên tìm kiếm thêm những phản hồi cụ thể

Chỉ 1 ứng viên trả lời với cảm xúc buồn bã

Chỉ 1 ứng viên trả lời và nhận định rằng họ đáp ứng được công việc nhưng thiếu sót khi không tuỳ chỉnh lý lịch nhằm làm nổi bật kinh nghiệm liên quan và giúp mình trông phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng

Làm gì để không bị "gắn mác" là người tìm việc lười nhác?

Nếu bạn đã dành thời gian để viết hoặc cập nhật lí lịch tìm việc và nộp hồ sơ ứng tuyển một công việc, hãy chắc rằng mình đã nỗ lực tương xứng với mục tiêu và kết quả kỳ vọng. Phải tập trung đầy đủ công sức và thời gian vào từng cơ hội đó.

Dưới đây là 3 gợi ý nhỏ mà bạn có thể áp dụng ngay nhằm chuẩn bị đúng cách hơn:

Ứng viên tìm việc về cơ bản là... lười - Ảnh 1.

#1. Hiệu chỉnh hồ sơ xin việc

Hãy lướt qua tổng thể mẩu quảng cáo tuyển dụng mà bạn quan tâm, điều chỉnh lại nội dung của lí lịch lẫn thư xin việc hoặc email tự giới thiệu tương ứng theo đó.

Tập trung các nội dung chính yếu vào vai trò mà bạn đang ứng tuyển, loại bỏ các thông tin không liên quan.

Đảm bảo bạn đã tuân theo các quy định và hướng dẫn đề cập trong tin tuyển dụng, ví dụ như họ yêu cầu phải có thư xin việc và hình thẻ…

Trình bày lí lịch sao cho thật rõ ràng, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu.

Bổ sung các chi tiết về công việc/vai trò trước đây của bạn, tóm tắt trách nhiệm chính, khả năng mà bạn có thể áp dụng vào vị trí ứng tuyển, cách thức bạn đã triển khai công việc và hoàn thành KPI xuất sắc ra sao.

Không sử dụng các mẫu viết CV/resume đã quá quen thuộc, nhàm chán được chia sẻ trên internet.

#2. Rà soát và kiểm tra

Dành thời gian đọc lại thật kỹ và xem xét toàn bộ hồ sơ tìm việc của bạn. Hãy kiểm tra cẩn thận ngữ pháp, chính tả, và đảm bảo độ chính xác, tin cậy của các số liệu đưa vào.

#3. Hoàn thiện

Khi đã cảm thấy hài lòng với việc rà soát mọi thứ, từ cách trình bày tổng quan cho đến từng chi tiết nhỏ, bạn có thể hoàn thành hồ sơ xin việc. Hãy gửi hồ sơ ứng tuyển theo chỉ dẫn trong quảng cáo tuyển dụng. Nếu công ty cần ứng viên gửi đơn cho một người nhận cụ thể, trình bày tài liệu dưới định dạng gì, cung cấp các dẫn chứng ra sao, hãy chắc chắn là bạn sẽ giải quyết đúng và đủ tất cả những yêu cầu đó.

Quy tắc dành cho ứng viên đã gửi hồ sơ dự tuyển

Ứng viên tìm việc về cơ bản là... lười - Ảnh 2.

Nếu bạn chưa thành công trong việc tiếp cận công việc yêu thích, hãy nhớ rằng không phải mọi tin tức đều là tin xấu. Nếu bạn nhận được email thông báo rằng việc ứng tuyển của bạn không thành công, hãy sử dụng cơ hội này để phản hồi tích cực. Bạn có thể cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho mình và ngỏ lời được giữ kết nối. Hoặc hỏi xem bạn có thể cung cấp hoặc làm thêm điều gì để tiếp tục có mặt trong cuộc đua giành lấy công việc hay không.

Có được cái nhìn sâu sắc về các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ quan điểm nhà tuyển dụng rất hữu ích. Nhờ đó bạn có thể cải thiện bản thân và điều chỉnh nguồn lực phù hợp hơn cho quá trình ứng tuyển vào các công việc khác trong tương lai. Quan sát xem nhà tuyển dụng có các phản hồi xây dựng nào để bạn nghiệm ra các khía cạnh quan trọng hay không. Chẳng hạn như:

Bạn đã giới thiệu hoặc giải thích tốt nhất về bản thân như bạn nghĩ chưa?

Nhà tuyển dụng có chỉ ra kỹ năng nào bạn cần cải thiện? Có khoá học kỹ năng hay đợt đào tạo chuyên môn nào gần đây bạn nên đăng ký?

PV

Cùng chuyên mục
XEM