Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế

19/07/2019 14:00 PM | Xã hội

Là kết quả của chiến dịch cải cách kinh tế của cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình vào năm 1978, cuộc sống của người dân Trung Quốc bắt đầu có những sự cải thiện rất đáng chú ý.

Trước cải cách, xã hội Trung Quốc hầu hết là tầng lớp công nhân. Đến đầu những năm 1980, một tầng lớp trung lưu mới nổi bắt đầu xuất hiện tại các thành phố của Trung Quốc.

Từ đó, người dân bắt đầu có mức thu nhập khá và có thể chi trả cho những loại hàng hoá, sản phẩm vượt lên trên nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Những bộ quần áo thời thượng, đồ nội thất hiện đại và những thiết bị điện chất lượng cao lần đầu tiên trở thành mong muốn hoàn toàn thực tế của các gia đình.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 1.

Bắc Kinh khuyến khích các hộ gia đình chỉ sinh một con, đây là chính sách được chính phủ áp dụng vào năm 1980. Những hộ gia đình tuân thủ đầy đủ sẽ được nhà nước cung cấp hỗ trợ về tài chính và cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ở một số vùng, nhiều người thực hiện đúng chính sách phải chịu những biện pháp trừng phạt nặng nề, ví dụ như bị ép phá thai và thậm chí là triệt sản.

a/ Cổ áo giả được sử dụng rất rộng rãi, nhằm tăng thời gian sử dụng của áo sơ mi.

b/ “Trang phục tiếp đón khách", cổ áo bẻ rất phổ biến vào giữa những năm 1960 cho tới cuối những năm 1990. Áo thường có màu xanh hoặc xám.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 2.

Trung Quốc thông báo về quyết định nới lỏng chính sách một con vào tháng 11/2013. Các cặp vợ chồng được khuyến khích sinh thêm con, một phần là để giải quyết tình trạng dân số già ở nước này. Những hậu quả lâu dài, không thể lường trước của chính sách trên bao gồm: số lượng bé gái sinh ra sụt giảm (năm 2016 số lượng nữ thấp hơn nam 33,59 triệu người), dân số già đi với tốc độ cực kỳ nhanh và lực lượng lao động bị thu hẹp.

Từ những năm 1990, nhiều thương hiệu phương Tây đã sản xuất những mặt hàng nhắm đến thị trường tiêu dùng Trung Quốc. Các chương trình quảng cáo đã đưa những loại hàng hoá xa xỉ, cao cấp này lên các tạp chí thời trang, báo giấy và chương trình truyền hình. Xu hướng sử dụng đồ nước ngoài cũng nhanh chóng được ưa chuộng rộng rãi. Lối sống và phong cách ăn mặc phương Tây ngày càng được số đông chấp nhận trong nhiều năm.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 3.
Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 4.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, người dân Trung Quốc luôn khao khát có được “3 thứ lớn lao": một chiếc xe đạp, một chiếc đồng hồ và một chiếc máy may thủ công. Đến đầu những năm 1980, một nửa các hộ gia đình đều sở hữu ít nhất một trong “3 thứ lớn lao" này. Giữa những năm 1980, mong muốn của họ về những món đồ này còn gồm có: tủ lạnh, máy giặt và một chiếc TV.

Sau đó, “6 thứ lớn lao" có thêm máy ghi âm cát-xét, quạt điện và xe máy. Con số 6 tiếp tục được nâng lên 8: TV đen trắng được nâng cấp lên TV màu và thêm máy ghi hình, chụp ảnh. Nhu cầu đối với những sản phẩm tiêu dùng truyền thống như máy may, đồng hồ và xe đạp - vốn rất phổ biến vào những năm 1960 - đã chậm lại trong những năm 1970, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung bị hạn chế.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 5.

Tiền: Tem phiếu mỗi tháng cho các sản phẩm cần thiết, ví dụ như ngũ cốc, bột, gạo, dầu ăn, trứng, vải và xe đạp, được phát dựa trên quy mô của gia đình.

Đồng hồ đeo tay: Trung bình các hộ gia đình sở hữu 2,2 chiếc Một tấm vé xem phim có giá khoảng 1 mao (tương đương 1/10 tệ)

Đồng hồ thông minh (smartwatch): Trung bình người dân Trung Quốc có tới 3 chiếc, 55% dân thành thị đều sở hữu món đồ này.

Phụ huynh bắt đầu sử dụng smartwatch để theo dõi về sự an toàn của trẻ, 30% trẻ em đều có smartwatch trên tay.

Các ứng dụng thanh toán qua điện thoại: Được sử dụng để trả phí dịch vụ gọi xe, mua sắm, thanh toán hoá đơn hàng tháng, phương tiện công cộng, phí đường bộ và dịch vụ y tế.

1978: Hơn 70% các gia đình đều có một chiếc máy may. Chi tiêu hộ gia đình hàng năm cho quần áo, may mặc chỉ là 14,8 tệ.

2019: Các gia đình thành thị chi tới 3.316 tệ mỗi năm cho quần áo, may mặc, tương đương với gấp 224 lần so với hơn 40 năm trước.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 6.

1978: Chỉ 20% các hộ gia đình thành thị sở hữu quạt điện.

2019: 90% các ngôi nhà đều được lắp đặt điều hoà không khí.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 7.

1978: Phương thức liên lạc chính là qua máy điện báo, điện thoại và gửi thư.

2019: Lượng người sử dụng internet tại Trung Quốc đã vượt con số 820 triệu.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 8.

1978: Thường giặt đồ bằng tay, rất hiếm gia đình nào có các thiết bị gia dụng.

2019: 89% các gia đình đều có máy giặt.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 9.

1978: 85% các gia đình sở hữu một chiếc đài radio, chỉ 32% có đủ khả năng tài chính để mua TV đen trắng.

2019: Trung bình mỗi gia đình có 1,2 chiếc TV màu.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 10.

1978: Sách ảnh được xuất bản nhắm đến đối tượng là các quan chức nhỏ, công nhân và nông dân. Loại sách này bắt đầu “biến mất" vào giữa những năm 1980 do tỷ lệ biết đọc, viết tăng cao và việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông trở nên phổ biến hơn.

2019: Hơn 95% các gia đình sử dụng thiết bị di động để phục vụ hoạt động giải trí cũng như làm việc.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 11.

1978: Xe đạp là phương tiện phổ biến nhất. Mỗi gia đình trung bình sở hữu 1,2 chiếc.

2019: 27,7% các gia đình đều có ô tô.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 12.
Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 13.
Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 14.

Tăng trưởng tiền lương trung bình của những người lao động tại thành thị và sự thay đổi về số lượng các dịp nghỉ lễ cho thấy người dân hiện tại có nhiều thời gian dành cho các hoạt động giải trí hơn.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 15.

Thói quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong bối cảnh này, nên nhìn lại năm 1999 - khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào các dự án sản xuất và cơ sở hạ tầng cấp thấp và mức lương trung bình hàng năm chỉ đạt 1.000 USD. Khi mô hình kinh tế mới được áp dụng, mức lương trung bình hàng năm đã tăng lên 10.000 USD và sức mua của người tiêu dùng cũng tăng theo, thúc đẩy nền kinh tế theo một hướng đi mới. Dịch vụ hiện là ngành lớn nhất quốc gia với mức tiêu thụ trong nước chiếm hơn 50% tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

Từ tem phiếu đến smartwatch: Bộ tranh thú vị về sự thay đổi vượt bậc trong đời sống của người dân Trung Quốc sau 40 năm mở cửa nền kinh tế - Ảnh 16.

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM