Từ chuyện công ty Nhật sản xuất đúng quy trình nhưng vẫn bị trả hàng, doanh nghiệp Việt cần làm gì khi xuất khẩu?

02/07/2018 09:16 AM | Kinh doanh

Một công ty Nhật nổi tiếng bởi tính kỷ luật, quy trình còn bị "sự cố" từ con người thì câu chuyện tương tự cũng có thể xảy ra với các doanh nghiệp khác.

Một công ty Nhật làm hàng xuất khẩu, tất cả các quy trình của họ đều sạch, đảm bảo an toàn. Nhưng khi xuất hàng, họ bị đối tác nước nhập hàng kiểm tra và phát hiện ra chất kháng sinh. Họ phải giải trình điều này với đối tác, quay lại kiểm tra các công đoạn, quy trình của mình cũng không tìm được dấu vết.

Chỉ vì thuốc bôi bệnh ngoài ra

Sau này,­ công ty mới phát hiện ra rằng, một nhân viên bị bệnh ngoài da ở bàn tay và có bôi thuốc, trong thuốc có thành phần kháng sinh bị cấm, dù công nhân có đeo bao tay, nhưng quá trình làm việc, tiếp xúc đã bị lây nhiễm sang lô hàng. Hậu quả là doanh nghiệp phải thu hồi lô hàng, mất niềm tin với đối tác.

Và không chỉ là chất kháng sinh, chất gây dị ứng cũng bằng cách này hay cách khác, mà từ nhà máy sản xuất, từ các công nhân đã "vô tình" "chui" vào sản phẩm, gây nên những vụ "trả hàng về" không ít cho các doanh nghiệp, chị Thu Hà đến từ Dự án "Hàng Việt Nam chất lượng cao -  Chuẩn hội nhập" chia sẻ như thế tại một sự kiện tại TP HCM tuần trước.

Qua vụ việc trên, có thể nhận định rằng, với một công ty Nhật nổi tiếng bởi tính kỷ luật, quy trình như thế còn bị "sự cố" thì câu chuyện tương tự cũng có thể xảy ra với các doanh nghiệp khác.

Do đó, vấn đề huấn luyện cho các nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp ngành thực phẩm là một việc làm quan trọng.

Từ chuyện công ty Nhật sản xuất đúng quy trình nhưng vẫn bị trả hàng, doanh nghiệp Việt cần làm gì khi xuất khẩu? - Ảnh 1.

Để xuất khẩu được sản phẩm, doanh nghiệp Việt cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, thế giới đang ở cách mạng công nghệ 4.0, các nhà máy với hệ thống kiểm soát hiện đại, ít người… Nhưng với doanh nghiệp Việt Nam mà được tiếp xúc, trong nhiều quy trình, yếu tố con người vẫn là chủ đạo và do đó, sự sai sót vẫn sẽ xảy ra. 

Theo ông Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng đào tạo và đánh giá nhà cung cấp của Bureau Veritas Việt Nam, một doanh nghiệp chuyên về đánh giá chất lượng thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như vào BRC, FSSC 22000, IFS, cho biết trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, điều đầu tiên, họ cần đào tạo, huấn luyện cho những người công nhân, nhân viên trong công ty mình biết được, chẳng hạn như:

Về chất gây dị ứng, hiện nay với thị trường nhập khẩu Mỹ và Châu Âu người ta có quy định bắt buộc thành luật về chất gây dị ứng. Mỹ có 8 chất: sữa, trứng, đậu, các loại hạt, cá, giáp xác, lúa mạch, đậu nành. Châu Âu có 14 chất, ngoài 8 chất như của Mỹ thì còn có: mù tạp, cần tây, mè…

Việt Nam, dù không nói chính xác, đích danh về các chất gây dị ứng, nhưng tại thông tư liên tịch 34 có quy định về thông tin bao bì nhãn mác và hướng dẫn bao gói, quy định này gần giống với danh mục 14 chất gây dị ứng của châu Âu quy định. 

Vậy doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu vào các thị trường trên có những quy định như thế thì phải làm gì để ngăn ngừa chất gây dị ứng?

Thứ nhất, doanh nghiệp nên có những chương trình kiểm soát, phòng ngừa về vệ sinh, quy trình sản xuất trong quá trình sản xuất; hoặc phòng ngừa về việc ngăn ngừa nhiễm chéo…

Thứ hai, doanh nghiệp phải kê khai thông tin đầy đủ trên bao bì thành phẩm của mình. 

Thứ ba, lấy mẫu thẩm tra lại trên dây truyền sản xuất, trên sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Anh cho rằng: Mỹ, châu Âu yêu cầu nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất gây dị ứng thì bắt buộc phải ghi thông tin rõ ràng trên bao bì thành phẩm khi xuất vào. Nếu không chắc chắn không có chất gây dị ứng thì doanh nghiệp có thể dùng cụm từ "May contain". Và nhiều doanh nghiệp Việt Nam ghi điều này.

Nhưng người ta cũng khuyến cáo, trong trường hợp nếu các doanh nghiệp muốn ghi câu "May contain", hãy cân nhắc đến cảm giác của người tiêu dùng khi họ tỏ ra e sợ về sự không chắc chắn này. 

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM