TS.Võ Trí Thành: Bán Sabeco được giá, nhưng có tiền rồi thì sử dụng những đồng tiền đó như thế nào?

20/12/2017 16:37 PM | Kinh tế vĩ mô

Theo ông Thành, cách tồi nhất là dùng cho chi thường xuyên. Cách tốt nhất là phải đưa vào những lĩnh vực tạo được sự lan toả tốt, ví dụ như đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư vào đào tạo nhân lực.

14:06 ngày 20/12/2017

Nguyễn Hiền:

Tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo bền vững là bải toán kép đối với phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về mục tiêu tăng trưởng bền vững của năm 2017? Nếu chấm điểm, theo ông, chất lương tăng trưởng được bao nhiêu điểm, trên thang điểm 10? Năm 2018, theo ông, cần làm gì để chất lượng tăng trưởng ngày càng được nâng cao? (Câu hỏi gửi tới TS Võ Trí Thành)

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Để duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, dài hạn (tăng trưởng bền vững), tăng trưởng ấy phải dựa vào tăng năng suất, và đằng sau là sáng tạo, công nghệ, kỹ năng quản trị lao động...

Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng của năm 2017 thì về cơ bản vẫn chủ yếu dựa vào các lợi thế vốn có của VN như chi phí lao động còn tương đối thấp và những lợi thế so sánh khác. Điều này phản ánh rất rõ qua động lực tăng trưởng chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu, sự phục hồi lại của nông nghiệp cũng như một số lĩnh vực ngành dịch vụ như du lịch, phân phối bán lẻ.

Mặc dù tăng năng suất lao động có nhích lên, song lưu ý là theo mục tiêu ban đầu thì để đạt được mức tăng trưởng kế hoạch ban đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP khoảng 32%. Nay đạt được mục tiêu này nhưng tổng đầu tư xã hội là khoảng gần 34%.

Nếu thang điểm cho chất lượng tăng trưởng là 10 thì tôi cho rằng năm 2017 đạt 6.

Đằng sau những con số ấy, phần nào phản ánh khả năng mục tiêu đề ra, nhưng quan trọng chúng ta nhìn tăng trưởng mục tiêu đề ra như thế nào.

Có 3 vấn đề:

- Thứ nhất, có cái gì của nền kinh tế không? Tăng trưởng xuất khẩu của Samsung, vẫn mạnh nhưng tăng vọt, Formosa quay lại sản xuất... không phải cái kinh doanh như bình thường.

- Thứ hai, tăng trưởng này có liên quan đến chu kỳ thế giới và Việt Nam, sau 10 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tích cực hơn.

- Thứ ba là vấn đề điều hành. Có mặt được và mặt cần suy nghĩ. Được là nỗ lực quyết tâm hành động của Chính phủ. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có thể thế giới đánh giá hơi cao quá nhưng DN Việt cũng cảm nhận được.

Chưa được là cách điều hành vẫn mang tính mệnh lệnh, chỉ huy. Cụ thể hơn là việc lệnh cho ông này ông kia, trong "nháy nháy" để tăng.

Đôi khi cách đòi hỏi ở chính sách không đem lại nhiều về vấn đề hiệu quả mà vẫn chỉ tăng về số lượng. Ví dụ: mục tiêu chính sách tiền tệ chỉ 18% giờ đã là 21 – 22%... Chưa phải cái thật chúng ta mong muốn.

Tóm lại, còn nhiều điều phải suy nghĩ, xem mình làm được đến đâu, cải gì là ơn trời, cái gì là nỗ lực, cái gì chưa là chuẩn.

TS.Võ Trí Thành: Bán Sabeco được giá, nhưng có tiền rồi thì sử dụng những đồng tiền đó như thế nào? - Ảnh 1.

Theo PV

Cùng chuyên mục
XEM