Trước sự phát triển chóng mặt của AI, người lao động còn "lối đi nào"?

07/07/2017 08:35 AM | Công nghệ

Gần đây, sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ AI đã vượt qua cả những tính toán của các chuyên gia. Với những chiến tích liên tiếp khi đả bại kì thủ cờ vậy xuất sắc nhất thế giới và vượt qua các tay chơi Poker chuyên nghiệp, có thể nói rằng trí tuệ nhân tạo đã "vượt qua" được trí tuệ loài người theo một góc nhìn nào đó.

Trong vài năm gần đây, rất nhiều cỗ máy sử dụng trí tuệ nhân tạo đã ra đời để thay thế con người chúng ta giải quyết khá nhiều công việc.

Từ việc các AI có thể nhận diện giọng nói tạo tiền đề cho các thiết bị thông minh phát triển lên một tầm cao mới, đến việc áp dụng thành công AI trong y khoa để chẩn đoán bệnh, hay mới hơn nữa là việc các máy móc đã "thông minh" đến mức có thể tự thi công các chi tiết máy một cách rất chi tiết. Đó đều là những thành tựu đáng kể, mở đầu cho một định nghĩa mới về "người máy".

Sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ AI đã vượt qua cả những tính toán của các chuyên gia. Với những chiến tích liên tiếp khi đả bại kì thủ cờ vậy xuất sắc nhất thế giới và vượt qua các tay chơi Poker chuyên nghiệp, có thể nói rằng trí tuệ nhân tạo đã "vượt qua" được trí tuệ loài người theo một góc nhìn nào đó.

Hai yếu tố này kết hợp lại đủ để tạo thành một câu hỏi lớn và rất quan trọng, liệu sự có mặt của các AI có tạo nên làn sóng thất nghiệp lớn nhất từ trước đến nay, đặc biệt ở mảng công nghệ?

Những dây chuyền hoàn toàn tự động tại nhiều nhà máy.
Những dây chuyền hoàn toàn tự động tại nhiều nhà máy.

Một phân tích năm 2015 của 2 sinh viên Carl Frey và Michael Osborne của đại học Oxford đã chỉ ra rằng tại Mỹ có tới 47% công việc hiện liên quan tới máy tính. Và hầu hết lượng công việc đó có thể hoàn toàn thay thế bằng trí tuệ nhân tạo chỉ trong vài năm tới.

Đó là chưa kể đến các công việc trong ngành vận tải như lái xe, chuyên chở. Ước tính 3,5 triệu tài xế xe tải đang đứng trước nguy cơ mất việc nếu các công ty vận tải áp dụng hoàn toàn các loại xe tự hành vào việc vận chuyển.

Tuy nhiên, đó chỉ là những tính toán dựa trên số liệu. Còn thực tế, việc sản xuất và đặc biệt là tồn tại các AI có khả thay thế con người như thế còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố như con người, thiên hướng phát triển công nghệ hay cả những vấn đề luật pháp đang hiện hành.

Bên cạnh đó, lượng nhân công bị giảm tải bởi những việc có thể thay thế bằng AI cũng chưa chắc nhiều hơn những công việc mới cần đến con người trong quá trình sản xuất ra chính bản thân chúng.

3,5 triệu việc làm có thể sớm bị thay thế sẽ khiến nhiều người giật mình, nhưng con số đó chỉ tương đương với lượng nhân công bị sa thải trong khoảng 2 tháng tại Mỹ.

Hơn thế nữa, theo thống kê đang có tới 6 triệu người lao động Mỹ sẵn sàng bỏ việc. Nguyên do là vì nền kinh tế của nước Mỹ vẫn đang phát triển rất mạnh và đa dạng. Số lượng công việc thường xuyên biến đổi, nếu có một việc có thể cắt giảm nhân công sẽ mở ra hàng tá công việc mới cho người dân nước này.

Trong thực tế, những năm gần đây lượng nhân công truyền thống vẫn đang ngày càng gia tăng dù cho AI và các công nghệ tân tiến ngày càng phát triển. Lượng người thất nghiệp chỉ ra vào khoảng 4,3%, con số thấp nhất trong thế kỉ vừa qua. Tổng số lượng người dân lao động đã tăng trưởng trong 8 tháng liên tiếp (từ tháng 10/2016).

Thách thức thực sự

Dù cho những số liệu và thực tế đang khá khác nhau, nhưng người lao động đang có 2 thách thức rất lớn hiện hữu trước mắt đều liên quan đến sự tiến bộ của công nghệ hiện tại.

Thứ nhất, lực lượng công nhân hiện tại thuộc về một nền công nghệ tiền - AI. Một khi thế giới chuyển đến bước tiếp theo, chắc chắn chỗ đứng của họ sẽ bị lung lay và chuyển xuống một giai cấp thấp hơn. Có nghĩa là thu nhập của họ có thể sẽ bị giảm sút.

Rất nhiều lý do được nêu ra để chuẩn bị cho sự thay đổi này. David Autor từ MIT và các cộng sự đã xác định được một trong những lí do đáng lưu tâm nhất: đó là sự khác biệt về công việc.

Lí giải cho số liệu công việc tại Mỹ luôn ổn định và tăng trong khoảng thời gian gần đây, David cho biết: "Tầng lớp lao động được xem là tầng lớp trung lưu tại Mỹ. Họ làm những công việc thường ngày sử dụng cả thể chất như công nhân trong một dây chuyền lắp ráp hay kế toán ở một công ty. Những công việc như vậy không hẳn là vẫn phát triển đều. Có những công việc đã dần bị thay thế bởi máy móc như các dây chuyền lắp ráp tự động, gia công... nhưng đồng thời các dịch vụ liên quan đến sức khỏe như tư vấn, chăm sóc sức khỏe tại nhà hay vị trí đầu bếp, phục vụ cho các cửa hàng đồ ăn nhanh lại gia tăng. Những công việc này còn đang tồn tại và phát triển vì rất khó bị thay thế bởi các hệ thống tự động. Tuy nhiên, nó cũng đem lại mối lo về kinh tế khi hầu hết thu nhập của những người này không thể so sánh với những việc làm lao động".

Thứ hai, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp đang dừng lại ở con số dễ chấp nhận. Nhưng con số đó chưa bao gồm lượng người đang không muốn đi làm, phần lớn là những người có kiến thức kém, ít học. Số liệu thống kê từ Nhà trắng năm 2016, có tới 16% đàn ông học thức kém trong độ tuổi đi làm tại Mỹ bỏ việc hoàn toàn.

Hơn nữa, công nhân tay nghề kém thường nhận được mức lương khá thấp so với những người có tay nghề cao hơn gây nên một mối bất bình đẳng trong xã hội việc làm tại Mỹ. Điều này dẫn đến gia tăng các tình trạng tiêu cực như tỉ lệ tự tử, nghiện rượu, nghiện thuốc...

Nhưng rất may là nước Mỹ đã tìm ra phương pháp "giải cứu" tình trạng này. Đó là nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ về mọi mặt nhờ vào tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Điều này vừa giúp "làm mới" bộ mặt nước Mỹ, vừa tạo ra được rất nhiều việc làm với thu nhập tốt.

Kết hợp với việc triển khai nhanh việc lắp đặt, khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời, không chỉ giảm bớt chi phí sinh hoạt chung của tất cả người dân.

Đây còn là cơ hội "ngàn vàng" để người dân lao động có thêm thu nhập vì hầu hết các AI chưa thực sự có thể tự động xử lí các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như vậy. Cùng với những chính sách trợ cấp và thu thuế theo thu nhập tại Mỹ đã được điều chỉnh khá hợp lí giúp người dân có thu nhập thấp cũng phần nào an tâm về đời sống.

Những tiến bộ trong công nghệ đã phần nào làm thay đổi nền kinh tế ở xứ sở cờ hoa. Thậm chí sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới nữa. Nhưng AI chắc chắn không phải là nguyên nhân đáng lo ngại duy nhất về tương lai của người lao động nước này.

Huyền My

Từ khóa:  AI , lao động
Cùng chuyên mục
XEM