Trung Quốc trở thành nước sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới như thế nào?
Hiện tại, Trung Quốc chiếm khoảng 70% hoạt động sản xuất đất hiếm trên toàn cầu, trong khi Mỹ hiện tại chỉ có duy nhất 1 mỏ đất hiếm đang hoạt động.
30 năm trước, Bắc Kinh đã quyết định đưa đất hiếm thành loại nguyên tố chiến lược và cấm các công ty nước ngoài khai thác đất hiếm, điều này giúp dọn đường cho Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nước sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn vừa qua, khi mà Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hoạt động sản xuất đất hiếm nội địa - nhóm 17 nguyên tố được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, từ thiết bị điện cho đến vũ khí – Mỹ đã không thể làm gì khác được ngoài việc chấp nhận để Trung Quốc thống trị lĩnh vực này.
Hiện tại, Trung Quốc chiếm khoảng 70% hoạt động sản xuất đất hiếm trên toàn cầu, trong khi Mỹ hiện tại chỉ có duy nhất 1 mỏ đất hiếm đang hoạt động. Các ngành của Mỹ (không tính ngành quốc phòng) không có cách nào để phá vỡ sợ phụ thuộc vào Trung Quốc để có được nguồn cung đất hiếm, theo tính toán của Citigroup.
Điều này lý giải cho việc Washington đang đối diện với thêm một khó khăn mới trong cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau khi phía Bắc Kinh phát đi tín hiệu rằng Bắc Kinh muốn hạn chế xuất khẩu một số loại nguyên liệu quan trọng. Bài báo sau đây đi sâu phân tích về hoạt động sản xuất đấy hiếm, cơ chế xuất khẩu và một số hoạt động bất hợp pháp trong ngành đất hiếm tại Trung Quốc:
Trung Quốc đã quy hoạch lại ngành sản xuất đất hiếm thành sáu công ty sản xuất chủ đạo vào năm 2016. Bắc Kinh cấp phép cho các công ty hạn mức khai thác hàng năm để quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên này đồng thời đảm bảo tính bền vững của ngành. Nhóm các công ty này được cấp hạn mức khai thác 120 nghìn tấn/năm trong năm 2018 so với mức 105 nghìn tấn/năm vào năm 2017.
Trung Quốc đặt kế hoạch hạn chế sản lượng dưới mức 140 nghìn tấn vào năm 2020 để đảm bảo nguồn tài nguyên, đồng thời áp dụng một số biện pháp khác để tăng biên lợi nhuận cho ngành.
Trung Quốc có thặng dư về đất hiếm nhẹ, đất hiếm nhẹ cũng là một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc phải nhập khẩu đất hiếm loại trung và loại nặng nhằm đáp ứng cho sự thiếu hụt trong nội địa. Trên phương diện xuất khẩu, chính phủ không kiểm soát về số lượng cũng như cấp quyền bởi các công ty chỉ bị yêu cầu phải công bố hợp đồng bán hàng nhằm nhận được giấy phép.
Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2018 tăng 3,6% lên 53 nghìn tấn. Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tăng không ngừng qua các năm từ năm 2013. Mỹ nhập khẩu nhiều đất hiếm và Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc với hơn 80% nhập khẩu đất hiếm của Mỹ đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc nhập khẩu cũng khoảng 70 nghìn tấn đất hiếm trong năm ngoái và lần đầu tiên Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu đất hiếm.
Dù không có số liệu chính thức, Trung Quốc cũng đối diện với vấn đề khai thác và sản xuất đất hiếm trái phép. Trung Quốc ước tính đã sản xuất khoảng 180 nghìn tấn đất hiếm trong năm ngoái trong khi con số công bố chính thức chỉ đạt 120 nghìn.