Trung Quốc "hắt hơi", nước châu Á nào sẽ cảm lạnh?

05/08/2016 21:24 PM | Kinh doanh

Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên bị "cảm lạnh", kế tiếp là Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Malaysia, theo phân tích từ Natixis SA.

Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên bị "cảm lạnh", kế tiếp là Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Malaysia, theo phân tích từ Natixis SA.

Nếu Trung Quốc "hắt hơi" – từ sự sụt giá mạnh của đồng nhân dân tệ đến gia tăng các biện pháp bảo hộ nhằm bảo vệ ngành công nghiệp địa phương – Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên bị "cảm lạnh", kế tiếp là Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Malaysia, theo phân tích từ Natixis SA.

Ngược lại, Indonesia, Ấn Độ và Philippines là các quốc gia miễn dịch tốt hơn, dựa trên các số liệu về liên kết thương mại, du lịch và đầu tư được thu thập bởi nhà kinh tế Alicia Garcia Herrero và Trinh Nguyen của ngân hàng Pháp.


Ảnh hưởng của Trung Quốc lên kinh tế các nước châu Á

Ảnh hưởng của Trung Quốc lên kinh tế các nước châu Á

Trong các mối liên kết giữa Trung Quốc và các nước châu Á, xuất khẩu là yếu tố chi phối nhiều nhất. Như biểu đồ dưới đây, hơn 1/3 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có điểm đến là các nước trong khu vực.


Hơn 1/3 hàng hóa Trung Quốc xuất sang khu vực châu Á

Hơn 1/3 hàng hóa Trung Quốc xuất sang khu vực châu Á

Du lịch là một trong ba yếu tố quan trọng liên kết tương lai của các nền kinh tế nhỏ hơn với gã khổng lồ trong khu vực châu Á. Trong năm 2015, số lượng khách du lịch đi ra nước ngoài của Trung Quốc tăng 14,5% lên con số 35,4 triệu, theo viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc.

Họ đã chi ra 235 tỷ USD trong năm 2015, và hầu hết các du khách Trung Quốc thich các kỳ nghỉ ở châu Á, chiếm 60% tổng số chuyến đi.

Tuy nhiên, Natixis cho biết “tính nhạy cảm” trong quan hệ song phương là yếu tố có thể làm giảm mạnh thu nhập từ khách du lịch Trung Quốc của các quốc gia châu Á. Natixis lấy ví dụ lượng khách Trung Quốc du lịch đến Việt Nam đã giảm 20% vào năm ngoái sau khi căng thẳng trên biển Đông tăng cao.

Ngoài ra, các dự án của Trung Quốc như sáng kiến “vành đai, con đường” và thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) cũng mang tính nhạy cảm cao. Vì khi Trung Quốc bơm tiền vào khu vực này, một phần để phục vụ mục tiêu xuất khẩu công suất sản phẩm dư thừa, phần còn lại là gia tăng “quyền lực mềm”.

Theo Natixis đánh giá, mặc dù các khoản đầu tư của Trung Quốc cung cấp cho các nước động lực để tăng trưởng, Trung Quốc cũng đang đặt ra một tình thế khó xử cho các nước láng giềng khi họ phải tranh đấu giữa sự cần thiết phải khẳng định chủ quyền của mình mà không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư Trung Quốc. Đó thật sự là một tình thế khó khăn để cân bằng.


Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng mạnh qua từng ngày

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng mạnh qua từng ngày

Theo Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM