Trong kinh doanh, tại sao người thông minh thường học theo Jack Ma, trong khi người bình thường lại nên học theo Mã Hóa Đằng?
Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng lại có thể biến thành thành công rực rỡ.
Trên thế giới có 2 loại người tài giỏi, thành công: Một loại là thiên tài, loại còn lại là những người luôn nỗ lực phát triển hơn từng ngày.
Thiên tài: bản thân họ đã là người tài giỏi, sớm đã có một sự chuẩn bị đầy đủ, chỉ là đang đợi có cơ hội thích hợp đến mới phát huy.
Những người luôn nỗ lực phát triển hơn từng ngày: lúc mới bắt đầu không có lợi thế sẵn, nhưng thông qua muôn lần phạm sai, trải nghiệm, học hỏi không ngừng nghỉ, sau đó mới giành được lợi thế, trở nên nổi bật, xuất sắc.
Giống như trong các nhà thơ, Lý Bạch thuộc loại hình đầu tiên (thiên tài), còn Đỗ Phủ thuộc loại sau (nỗ lực không ngừng nghỉ).
Thế hệ sau của hai người Lý Bạch và Đỗ Phủ, khi học làm thơ thường học theo Đỗ Phủ, mà không phải là Lý Bạch. Bởi vì thơ Lý Bạch rất khó để học theo, nhưng Đỗ Phủ thì có thể.
Các doanh nhân cũng giống như vậy. Có người bản thân đã là thiên tài kinh doanh, có người là nhờ va chạm với cuộc sống, nỗ lực phấn đấu, tiến lên từng ngày.
Trong số các doanh nhân thành đạt nước ngoài, Steve Jobs thuộc loại thiên tài, Jeff Bezos thuộc loại nỗ lực. Tương tự, ở Trung Quốc, Jack Ma thuộc loại đầu, Mã Hóa Đằng thuộc loại sau.
Là những người bình thường, chúng ta thường cho rằng những doanh nhân lợi hại đó đều là người có thiên phú trời ban, những người bình thường như chúng ta không có cách nào theo kịp, không có cách nào học được cách khiến công ty mở rộng to lớn như bọn họ.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu qua rất nhiều doanh nhân tài giỏi, tôi mới phát hiện ra, trong số họ có nhiều người thuộc loại thiên tài. Nhưng có càng nhiều người hơn nữa, khi mới bắt đầu, cũng đều là người bình thường như chúng ta, không hề nhìn ra chút nổi trội nào ở họ.
Mà những người lúc bắt đầu trông thật bình thường đó, sau này lại có thể trở thành những người thành công, chính là nhờ hai chữ: nỗ lực.
Jack Ma đứng ở giữa, Mã Hóa Đằng đứng bên trái
(01)
Jack Ma và Mã Hóa Đằng hơn kém nhau 7 tuổi, nhưng thời gian bọn họ lập doanh nghiệp riêng cho mình thì gần bằng nhau.
Năm 1998, Mã Hóa Đằng 27 tuổi, thành lập Tencent.
Năm 1999, Jack Ma 35 tuổi, thành lập Alibaba.
Đứng từ góc độ tuổi tác, Mã Hóa Đằng ở thế hệ 7X dường như trẻ hơn Jack Ma ở thế hệ 6X.
Nhưng sự khác biệt giữa cả hai là: Jack Ma đã nhận ra thương mại điện tử là xu hướng phát triển trong tương lai từ sớm, trong khi Mã Hóa Đằng trải qua nhiều lần vấp ngã, sau đó trong một tình huống tình cờ, mới tạo nên OICQ (sau này gọi là QQ).
Jack Ma đã tạo ra Alibaba và tuyển dụng 18 nhân viên. Sau này 18 người này được gọi là "18 vị La Hán." Và Jack Ma là chỉ huy tuyệt đối.
Mà việc thành lập nên Tencent lại giống như một nhóm người trẻ không cam lòng chịu cô đơn. Có 5 người sáng lập, ngoài Mã Hóa Đằng, 4 người còn lại sau này được gọi là "Tứ Đại Thiên Vương."
Jack Ma đã thu hút người tài như Thái Sùng Tín (Joseph Tsai) gia nhập từ sớm. Lúc đó, Alibaba ngoài Jack Ma ra, vẫn chưa có gì.
Còn Mã Hóa Đằng phải đợi đến sau 6 năm thành lập công ty, mới đào được Martin Lau về. Lúc đó, Tencent đã được đưa lên thị trường.
Jack Ma có tài thuyết phục mạnh mẽ. Khi Alibaba chỉ mới là một kế hoạch trên giấy, ông ấy đã có thể nhận được một khoản đầu tư lớn từ Softbank. Dù đó là các nhà đầu tư, công chúng hay nhân vật chính trị ở các quốc gia khác, Jack Ma đều có thể thuyết phục họ nghiêng về phía quan điểm của mình.
Còn Mã Hóa Đằng lại là người nhút nhát, sống nội tâm, không giỏi giao tiếp với mọi người. Khi QQ đã có hàng triệu người dùng, thì bọn họ vẫn còn lo lắng về tiền vốn, thậm chí còn nhiều lần nghĩ đến việc bán công ty ra ngoài, lại không có ai nguyện ý giơ tay giúp đỡ. Trong những ngày đầu phát triển Tencent, Mã Hóa Đằng không bao giờ giao dịch với truyền thông. Khi ông và đồng nghiệp ra ngoài, thường luôn bị hiểu lầm là trợ lý của đồng nghiệp.
Ngay từ đầu, Jack Ma đã biết bản thân muốn sáng lập ra một tập đoàn vĩ đại. Ông đặt mục tiêu cho công ty là phải tồn tại ít nhất là 102 năm, trải qua 3 thế kỉ. Vào năm thứ hai thành lập công ty, Jack Ma đã tổ chức sự kiện "Tây Hồ luận kiếm", trở thành "Minh chủ võ lâm" của cộng đồng mạng trong nước. Khí chất lãnh đạo được thể hiện ngay từ đầu.
Mã Hóa Đằng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sáng lập ra một doanh nghiệp lớn. Kế hoạch ban đầu của ông ấy là vào năm thứ ba, khi công ty đã mở rộng và có 18 nhân viên. Đồng nghiệp, giáo viên của ông ấy, không có ai nghĩ rằng một người hay xấu hổ và trầm lặng như Mã Hóa Đằng sẽ trở thành một doanh nhân.
Từ so sánh trên, chúng ta có thể thấy rằng Jack Ma có một số phương diện vượt trội hơn người bình thường, ông có tài trong việc lựa chọn chiến lược, tuyển dụng, tuyên truyền,... Ông là một doanh nhân bẩm sinh. Ngược lại, lúc đầu Mã Hóa Đằng không có những tài năng này. Ông ấy thành công là nhờ không ngừng học hỏi và phát triển.
(02)
Jack Ma và Mã Hóa Đằng với hai phong cách khác nhau, nhưng đều giống nhau là đạt được thành công.
Tuy nhiên đối với những người bình thường giống chúng ta mà nói, rất khó học theo Jack Ma, nhưng có thể học theo Mã Hóa Đằng.
Nếu học theo Jack Ma, kết quả cuối cùng là sự khác biệt giữa 0 và 10, hoặc là biết, hoặc là không, không có tầm trung. Mà muốn đạt được 10, phải có thiên phú, chứ không phải chỉ cần chăm chỉ là đủ.
Nếu học theo Mã Hóa Đằng, kết quả cuối cùng là sự chênh lệch trình độ từ 1 đến 10, mặc dù không thể đạt được 10 điểm như Mã Hóa Đằng, nhưng chỉ cần cố gắng học, từ 1 có thể lên 3, rồi lại tăng thành 5 điểm, nỗ lực có thể thành công.
Đa số chúng ta đều là người bình thường, có rất ít thiên tài. Thế nên chỉ có thể dựa vào việc nỗ lực từng ngày, mới có thể dành lấy thành công. Nếu đủ nỗ lực, chúng ta còn có thể vượt qua cả thiên tài.
(03)
Sự tiến hóa theo tự nhiên là vô thức, nhưng sự nỗ lực của mỗi người là có ý thức. Nghĩa là chúng ta có thể chủ động lựa chọn con đường và cách để mình thành công. Đó là lợi thế của mỗi người.
Trong quá trình nỗ lực được chia thành 3 cấp độ: nhận thức, sáng tạo và tích lũy.
Cấp độ đầu tiên: tầng nhận thức
Thay đổi suy nghĩ cổ hủ, sai lầm, và trưởng thành trong tư duy.
Rất nhiều người khi nhìn thấy người thành công đều nghĩ rằng họ quá xuất sắc và chính mình cả đời này cũng không thể theo kịp. Thực ra, thiên tài không phải là siêu nhân, họ vẫn là người, chỉ cần chúng ta không ngừng cố gắng, chúng ta vẫn có thể đuổi kịp họ.
Chìa khóa chủ yếu ở đây là nhận ra: nỗ lực có thể bù đắp khoảng cách về thiên phú; người bình thường cũng có thể trở thành người tài giỏi.
Một người có suy nghĩ cố chấp rằng thiên tài là bẩm sinh và không thể vượt qua. Vì tâm lý này, họ sẽ phủ nhận khả năng của mình, cũng như ngại đối mặt với khó khăn, thử thách, sợ thất bại.
Mà ngược lại, những người tin rằng khả năng con người có thể thay đổi thông qua việc nỗ lực không ngừng, sẽ giúp họ luôn tích cực cải thiện chính mình, sẵn sàng chấp nhận công việc thách thức hay thất bại.
Mà những người thành tựu, thường là những người suy nghĩ tích cực, phóng khoáng.
Cấp độ thứ hai: Tầng sáng tạo
Chủ động sáng tạo ra nhiều điều mới
Một trong những bí mật thành công của Tencent là các nhóm không ngừng đưa ra những sản phẩm khác nhau và liên tục tối ưu hóa nó.
Muốn không tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển này, chúng ta phải không ngừng học hỏi, sáng tạo.
Cấp độ thứ ba: Tầng tích lũy
Tích lũy liên tục những lợi thế nhỏ
Trong nhiều trường hợp, thành công không nhất thiết đến từ những công ty, những người có lợi thế lớn. Miễn là có một lợi thế nhỏ, chúng ta tích lũy dần dần, từ tích lũy kinh nghiệm, đến tích lũy tiền vốn,... chúng ta vẫn có thể đạt được sức mạnh tuyệt đối.
Mỗi ngày bạn tiến bộ thêm một phần nghìn, năng lực trong một năm của bạn sẽ tăng thêm 44%. Có thể bạn thấy sự tiến bộ này không lớn, nhưng nếu kéo dài 10 năm, nó sẽ tăng đến gấp 37 lần.
Tính theo cấp số nhân, chẳng phải bạn đã tích lũy được rất nhiều đó sao?
(04)
Là người bình thường, nỗ lực chính là năng lực quan trọng nhất của chúng ta.
Có thể IQ, điều kiện, xuất thân mỗi người không giống nhau, nhưng chỉ cần cố gắng không ngừng nghỉ, mọi khoảng cách đều có thể được kéo gần lại hơn.