Trong khi Tesla đếm từng xe sản xuất ra, một hãng ô tô điện TQ chưa có nhà máy đã tuyên bố tháng 11 sẽ mở bán với giá rẻ chỉ bằng 1/3, công nghệ cao hơn rất nhiều
Trong buổi lái xe thử nghiệm của Xpeng quanh khu văn phòng tại Quảng châu, mẫu xe SUV này đi êm, thiết kế chắn gió rộng có nét giống xe Tesla và nội thất bóng mượt.
Phóng viên Bloomberg bắt gặp Henry Xia đồng sáng lập Xpeng Motors Technology nhảy lên chiếc xe ô tô điện do chính công ty anh làm ra rồi ra lệnh cho nó chơi một bản nhạc. Tiếp theo anh hỏi chiếc xe vê tình trạng giao thông hiện tại và sau đó bắt đầu lái xe. Người đàn ông 35 tuổi này là lãnh đạo cấp cao nhất tại Xpeng - hãng sản xuất ô tô điện tới từ Trung Quốc nhưng trên thực tế họ còn chưa xuất xưởng bất kỳ 1 chiếc xe nào, không sở hữu nhà máy và cũng không có giấy phép xản xuất từ chính thủ - ít nhất là vẫn chưa có.
Nhưng cái mà Xpeng có là sự hỗ trợ vốn từ những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba Group, Foxconn Technonoly và Xiaomi. Xpeng kỳ vọng có thể huy động được 600 triệu USD trong tháng này bao gồm các nhà đầu tư như Alibaba để nâng định giá công ty lên tới 4 tỷ USD.
Trong buổi lái xe thử nghiệm của Xpeng quanh khu văn phòng tại Quảng châu, mẫu xe SUV này đi êm, thiết kế chắn gió rộng có nét giống xe Tesla và nội thất bóng mượt. Tuy nhiên, những tính năng như điều kiển giọng nói, steam nhạc, video trực tuyến, bảng đồ theo dõi lái xe và nhiều phần mềm khác tiết lộ tham vọng lớn lao hơn của công ty này. Dường như Xpeng đang sản xuất một sản phẩm giống smartphone, có điều nó có thêm 4 bánh mà thôi.
Xia giải thích tại sao công ty lại đặt tên cho chiếc xe này là David: "Chúng tôi muốn chống lại những gã khổng lồ". Henry đang muốn nhắc tới hàng trăm nhà sản xuất ô tô đang khuấy động thị trường xe điện (EV) tại Trung Quốc – nơi có tới một nửa lượng xe EV trên toàn thế giới được bán ra. "Đó không phải là chiếc xe vật lý đơn thuần nữa – ai cũng có thể sản xuất nhưng quan trọng là phải xây dựng được một con robot điều khiển trên đó".
Sắp tới đây, Xpeng sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến về giá khi mà chiến tranh thương mại nổ ra. Nếu Trung Quốc đáp trả lại Mỹ bằng những rào cản thuế quan, xe nhập khẩu từ Mỹ sẽ tăng giá 40%. Ngoài ra, với sự hiện diện của Tesla tại Trung Quốc, các startup địa phương sẽ phải tung ra các mẫu xe giá rẻ hơn, với công nghệ cao hơn để cạnh tranh.
Tesla đã đạt được thỏa thuận vào tuần trước với các nhà chức trách Thượng Hải về việc xây dựng nhà máy xản xuất xe ô tô đầu tiên tại đây với 100% vốn thuộc sở hữu bởi công ty nước ngoài. Tesla kỳ vọng việc xây dựng nhà máy sẽ diễn ra trong 2 năm và sau đó đi vào sản xuất xe ô tô và cho ra đời khoảng 500.000 chiếc xe mỗi năm tại Trung Quốc trong 2 – 3 năm sau đó.
Nhưng mọi chuyện có vẻ không dễ dàng như vậy: Tesla đã nhiều lần thất hữa trước đó. Họ sẽ phải xóa bỏ những quan điểm khó điều hướng và có được giấy phép. Ngoài ra với chỉ 2,7 tỷ USD tiền mặt, Tesla phải gọi thêm ít nhất 10 tỷ USD theo dự tính của Bloomberg để xây nhà máy này và hiện không có gì chắc chắn rằng họ sẽ nhận được thêm tiền cả.
"Thời gian còn lại của Tesla sắp hết rồi", theo John Zeng – Tổng giám đốc LMC Automotive Thượng Hải. Ông dự tính hãng này bán ít hơn 15.000 chiếc xe tại Trung Quốc vào năm ngoái, tức là chỉ chiếm 3% trong thị trường xe điện. Tổng cộng 25 triệu chiếc được bán tại Trung Quốc vào năm ngoái.
Trong khi đó việc tìm kiếm nguồn vốn đối với những startup địa phương lại không phải là vấn đề đáng quan ngại lắm. Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ vốn và cả chính sách đối với những công ty xe điện trong nỗ lực muốn đây trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này. Kết quả là hàng loạt những công ty như Xpeng ra đời.
Những người mua xe điện ở Trung Quốc nhận mức giá trợ cấp tới 10.000 USD mỗi chiếc là một ví dụ cho chính sách này và họ cũng nới lỏng những quy định về giấy phép.
Với những hỗ trợ đó, cộng thêm đống tiền mặt từ các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc rót vào đã thu hút hàng loạt công ty tham gia cạnh tranh trong đó có cả startup đối đầu những công ty có tên tuổi như BYD, Beijing Automotive và Zhejiang Geely Holdings.
Những công ty sản xuất ô tô lâu năm ở Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ sự hiện diện có phần chậm trễ của Tesla. Beijing Automotive bán được 78.000 chiếc xe giá rẻ BAIC EC180 – chiếc xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc vào năm ngoái, gấp 5 lần doanh số tại Trung Quốc của Tesla. Mức giá tại Bắc Kinh chỉ từ khoảng 49.800 NDT (tương đương 7.453 USD) trong khi đó mẫu Model S của Tesla giá 1,47 triệu NDT sau khi các rào cản thuế quan được áp dụng.
Ít nhất 4 startup EV khác cũng đang tham gia cùng Xpeng trong cuộc đua vượt mốc giá trị 1 tỷ USD gồm NIO, WM Motor, Byton và Youxia Motors. Dẫu vậy một nhón lớn hơn của những startup kiểu này lại không thể dễ dàng sống sót.
"Tesla đang cho thấy rằng xây dựng một công ty xe hơi là cực kỳ tốn tiền. Chỉ những startup có vốn vững mạnh từ những đơn vị chống lưng có hầu bao rủng rỉnh mới có thể vượt qua được sự cạnh tranh khốc liệt".
Một thời gian ngắn sau khi Tesla bắt đầu bán Model S tại Trung Quốc vào năm 2014, các quan chức Thượng Hải đã ngỏ lời mời Musk xây dựng một nhà máy ở quận Pudong. Tuy nhiên Tesla khăng khăng sẽ 100% sở hữu nhà máy này thay vì liên doanh với một đối tác địa phương.
"Nếu Musk đồng ý với đề nghị từ Pudong ở thời điểm đó, Tesla có thể hoàn toàn khác rồi", Ding – nhà sáng lập startup Huaren Technology R&D nói vào năm ngoái.
He Xiaopeng lần đầu tiên chú ý tới Tesla vào năm 2014 sau khi Musk công khai chia sẻ một vài bằng sáng chế. Đó cũng là năm He quyết định bán trình duyệt web của mình UCWeb cho Alibaba với giá gần 5 tỷ USD.
Bằng sáng chế của Tesla thuyết phục ông rằng xe ô tô tự lái xe chắc chắn trở thành các thiết bị phần cứng thu nhập dữ liệu mà các công ty công nghệ sẽ kiếm được tiền thông qua ứng dụng và dịch vụ. Ông đã tuyển 5 kỹ sư và trả hàng trăm triệu NDT để khởi nghiệp Xpeng trong khi đó vẫn phụ trách đứng đầu mảng giải trí kỹ thuật số của Alibaba.
Vào ngày con trai ra đời, He nhận được một cuộc điện thoại từ Jixun Foo – một đối tác tại Thượng Hải của GGV Capital và một nhà đầu tư vào Xpeng. Lời khuyên dành cho anh là: Hãy điều hành Xpeng toàn thời gian. Chính giây phút đó, He - người còn chưa 40 tuổi nhận ra rằng: "Tôi muốn con trai mình lớn lên và cảm thấy tự hào về cha nó. Nó hiểu tôi đang làm được một điều gì có ý nghĩa hơn là chỉ làm một trình duyệt web thông thường", He nói – hiện 41 tuổi.
Dù chấp nhận lời từ chức của ông vào tháng 5/2017, CEO Alibaba Daniel Zhang vẫn khăng khăng đầu tư vào Xpeng. 2 tuần sau, He hoàn thành thỏa thuận trong bữa sáng tại nhà Phó chủ tịch Alibaba Joseph Tsai. Alibaba trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Xpeng và Tsai sẽ tham gia hội đồng quản trị.
Các công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc luôn khao khát sở hữu dữ liệu về lái xe cùng hành trình họ đi – nơi họ mua sắm rồi chỗ thanh toán. Những chiếc xe của Xpeng sẽ được lắp đặt bản đồ của Alibaba và một vài phần mềm khác mặc dù Xpeng có tạo ra hệ điều hành riêng cho chúng. "Giống iPhone, các xe ô tô sẽ được kết nối với nền tảng khác để bán nhạc, bản đồ và dịch vụ, thu thập dữ liệu về tài xế", Foo nói.
Những đối thủ của Alibaba cũng có những động thái tương tự. Tencent Holdings đã mua 5% cổ phần Tesla với giá 1,8 tỷ USD vào tháng 3/2017. Công ty mẹ của WeChat thì chống lưng cho NIO. Ngoài Tesla, Tencent còn đặt cược cho WM Motor – đơn vị tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái rằng họ đã huy động được 12 tỷ NDT từ các nhà đầu tư gồm cả Baidu Capital.
Xpeng hiện có 1.800 nhân viên, dồi dào nguồn tài chính nhờ nhận hỗ trợ của cả nhà nước và địa phương về đất đai, văn phòng làm việc và nhà máy sản xuất. Công ty đã sử dụng số tiền mặt để nghiên cứu và phát triển, chi tiêu mạnh tay trong những ngày đầu để mua và tháo dỡ phân tích hàng tá chiếc xe gồm Tesla, Lexus và BMW. Họ cũng "câu" những kỹ sư của Tesla như Gu Junli để dẫn đầu nhóm 100 nhân viên mảng xe tự lái và hoạt động AI tại California.
Đến tháng 10/2017, Xpeng đã sản xuất một đợt xe SUV có tên David 1.0. Thay vì mở bán công khai, Xpeng lại cho đi làm từ thiện và khoảng 400 chiếc để nhân viên lái miễn phí. Nhiệm vụ của những người này là hàng ngày gửi thông tin về những trục trặc công nghệ gặp phải, gợi ý thiết kế hay sản xuất. Những phản hồi ban đầu mà Xpeng nhận được gồm yêu cầu về thiết kế chỗ ngồi thoải mái hơn.
"Ra mắt phần mềm vẫn còn lỗi là điều bình thường nhưng với các dòng xe ô tô, rất khó để quay lại nếu khách hàng không thích ngay từ đầu".
Tất cả những điều đó đã đưa họ đến Triển lãm điện tử tiêu dùng tại Las Vegas vào tháng 1 – nơi Xpeng công bố chiếc ô tô đầu tiên được bán: G3 màu đỏ mận với chức năng đỗ tự động, ứng dụng điện thoại thông minh mở xe và camera 360 từ trên nóc. Đến cuối tháng 11 năm nay, Xpeng lên kế hoạch xuất xưởng 4.000 đơn đặt hàng trước G3 cho khách hàng. Những chiếc xe này có giá từ 200.000 – 280.000 NDT.
Điều đáng nói là Xpeng chưa có nhà máy và họ đang ký hợp đồng sản xuất với Haima Automobile Group tại Hàng Châu. Các kế hoạch cho mẫu thứ 3 là một dòng sedan sẽ được sản xuất tại nhà máy của chính công ty, đang được xây dựng tại Zhaoqing.
He thừa nhận rằng có một vài vấn đề khó khăn đang đối mặt với Xpeng dù họ nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ chính phủ. Khi một chuỗi cung ứng toàn cầu đang mở rộng sang hàng trăm nghìn linh kiện, Tesla và những startup khác gặp khó khăn trong việc tăng sản xuất và Xpeng không phải ngoại lệ. "Có 300 công ty EV tại Trung Quốc. Ở đây, nếu chỉ đi sao chép từ người khác, bạn sẽ chết chắc. Những công ty biết học hỏi từ Tesla sẽ sống sót", He nói.