Trái tim liệu có phải là "cấm địa" của tế bào ung thư? 2 lợi thế đặc biệt của tim chống lại ung thư hoành hành ít ai biết và 3 triệu chứng cần đặc biệt lưu ý

08/10/2021 15:41 PM | Sống

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Vậy tại sao hiếm khi nghe về ung thư tim?

Bạn đã nghe nói về ung thư tim chưa?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta ít nghe nói tim có thể bị ung thư mà chúng ta thường phát hiện ra các bệnh về tim như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim... Trên thực tế, tim không phải là "vùng cấm" đối với tế bào ung thư. Ung thư tim có tồn tại nhưng nó cực kỳ hiếm.

Theo bác sĩ tim mạch tại Đại học Michigan (Mỹ) Salim Hayek, ung thư tim nguyên phát ảnh hưởng đến khoảng 50 người trên 1 triệu người. Trong khi tỉ lệ ung thư vú là 1/8 người.

 Trái tim liệu có phải là cấm địa của tế bào ung thư? 2 lợi thế đặc biệt của tim chống lại ung thư hoành hành ít ai biết và 3 triệu chứng cần đặc biệt lưu ý  - Ảnh 1.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tim là cực kỳ hiếm. Một nghiên cứu khám nghiệm được thực hiện trên hơn 12.000 tử thi và chỉ tìm thấy bảy người có khối u ở tim.

Tại sao chúng ta ít nghe nói về bệnh ung thư tim?

Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư máu... Ngay cả tuyến tụy nhỏ có ung thư tuyến tụy. Vậy, tại sao ung thư tim lại hiếm gặp?

Theo Tôn Lập Trung, bác sĩ trưởng Khoa Phẫu thuật số 1, Bệnh viện An Châu Bắc Kinh, Đại học Y Thủ đô , tim không phải là không bị ung thư, nhưng có hai lý do khiến khối u ở tim tương đối hiếm.

Tính độc nhất của tế bào cơ tim

Cơ chế hoạt động của ung thư là có sai sót trong quá trình sao chép và phiên mã DNA. Có thể nói sự xuất hiện của ung thư thường đi kèm với quá trình chuyển hóa và phân chia tế bào.

Còn tế bào cơ tim thì sao?

Tế bào cơ tim là một loại "tế bào đã biệt hóa giai đoạn cuối". Tuổi thọ của chúng cũng giống như của con người, chúng sẽ không còn bị phân chia và nguyên phân, vì thế số lượng không đổi. Do đó, không có cơ hội để sao chép gen sai và khả năng "đột biến" trong việc nguyên phân là rất mong manh.

Tính độc đáo của môi trường tim

 Trái tim liệu có phải là cấm địa của tế bào ung thư? 2 lợi thế đặc biệt của tim chống lại ung thư hoành hành ít ai biết và 3 triệu chứng cần đặc biệt lưu ý  - Ảnh 2.

Ung thư tim là một loại ung thư bắt nguồn từ các mô mềm của cơ thể (sarcoma), do sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào, tạo thành khối u ác tính trong tim. Hầu hết các trường hợp xuất hiện khối u trong tim đều không phải là ung thư. Tuy nhiên, một số khối u tim có khả năng tăng sinh bất thường và phát triển thành ung thư tim.

Hơn nữa, vận tốc máu ở tim quá nhanh, ung thư không có cơ hội "bén rễ". Do đó, tế bào ung thư khó có thể chuyển đến tim. Tất nhiên, tim chứa các cơ và mạch máu. Phần lớn các mạch máu, các cơ này có thể mọc các khối u ác tính.

Có ba triệu chứng của bệnh u tim, cần lưu ý

Tim cũng có thể mọc các khối u, nhưng đa số là u lành tính, chủ yếu bao gồm: u cơ, u mỡ, u xơ... Cho dù khối u lành tính hay ác tính, các triệu chứng lâm sàng của khối u tim thường biểu hiện như một bộ ba tắc nghẽn cục bộ, tắc mạch và các triệu chứng toàn thân.

Thuyên tắc mạch: Một phần khối u có thể rơi ra gây nhồi máu não, các tạng trong ổ bụng và tắc mạch chi dưới.

Nhồi máu: Khối u có thể làm tắc van tim gây choáng váng, chóng mặt, đau tức ngực và ngất đột ngột.

Hiệu suất toàn bộ cơ thể: Sốt nhẹ, đau khớp, sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi...

Các triệu chứng này giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh khớp, căng cơ… khiến người bệnh khó phát hiện ra. Vậy, làm thế nào để xác định xem nó có phải là do khối u tim gây ra hay không? Hiện nay chẩn đoán u tim chủ yếu bao gồm siêu âm Doppler màu, CT nâng cao và cộng hưởng từ tim. Phương pháp kiểm tra được sử dụng phổ biến là siêu âm Doppler màu.

Một khi phát hiện cơ thể sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, khó thở… thì nên tăng cường kiểm tra tim để xem có khối u gây khó chịu hay không, và can thiệp càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng nhỏ hay gây hiểu nhầm về ung thư tim

Trên thực tế các triệu chứng này không nghiêm trọng như lời đồn.

 Trái tim liệu có phải là cấm địa của tế bào ung thư? 2 lợi thế đặc biệt của tim chống lại ung thư hoành hành ít ai biết và 3 triệu chứng cần đặc biệt lưu ý  - Ảnh 3.

Tim đập nhanh

Không hiếm trường hợp nhịp tim nhanh bị nhầm với bệnh mạch vành, thậm chí còn có tin đồn "tim đập nhanh sẽ gây đột tử". Trên thực tế, tim đập nhanh là một chứng rối loạn nhịp tim rất phổ biến, và hầu hết mọi người không cảm thấy quá khó chịu. Nói một cách chính xác, triệu chứng này không phải là triệu chứng của bệnh tim mà phổ biến hơn ở những người có cấu trúc tim bình thường. Do vậy, những người thấy xuất hiện triệu chứng này cũng không cần quá lo lắng.

Chứng hở van hai lá

Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, giống như van của tim. Hở van 2 lá là tình trạng 2 lá van đóng không kín, làm dòng máu trào ngược từ thất trái về nhĩ trái khi tim co bóp.

Khi nghe đến hiện tượng trào ngược van hai lá, nhiều người lầm tưởng đây là bệnh lý nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, trào ngược hai lá nói chung có thể bỏ qua, vì không có triệu chứng, cũng như sẽ không gây tác động gì đáng kể. Do vậy, bạn chỉ cần thăm khám, siêu âm tim từ sáu tháng đến một năm một lần để quan sát diễn biến.

Suy giảm chức năng tâm trương thất trái

Bác sĩ Ngũ Trác Nhạc, khoa Siêu âm, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hải Nam cho biết, suy giảm chức năng tâm trương thất trái chủ yếu là do giảm độ đàn hồi của cơ tim, liên quan đến tuổi tác của người bệnh. Có thể nói đây là một biến đổi thoái hóa bình thường.

Làm thế nào để tránh xa bệnh tim?

 Trái tim liệu có phải là cấm địa của tế bào ung thư? 2 lợi thế đặc biệt của tim chống lại ung thư hoành hành ít ai biết và 3 triệu chứng cần đặc biệt lưu ý  - Ảnh 4.

Nếu bạn muốn tránh xa bệnh tim, bạn phải học cách chăm sóc cho trái tim của chúng ta, chọn một lối sống lành mạnh và bắt đầu với những thói quen tốt.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Kiểm soát chặt chẽ việc nạp cholesterol và chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật và các loại thức ăn có hàm lượng cholesterol cao khác có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh mạch vành. Quá nhiều chất béo cũng có thể gây tăng lipid máu. Đây là nguyên nhân chính gây xơ cứng động mạch.

Kiểm soát cân nặng

Nên duy trì cân nặng trong mức khỏe mạnh (BMI: 18,5 ~ 23,9kg /m2) . Tất cả bệnh nhân thừa cân béo phì nên giảm cân. Tỷ lệ người béo phì mắc bệnh tim cao gấp vài lần người có cân nặng bình thường. Ngoài ra, giảm cân có lợi cho việc cải thiện tình trạng kháng insulin, tiểu đường và rối loạn lipid máu.

Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia

Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Tỷ lệ người hút thuốc bị bệnh tim gấp 2-6 lần người không hút thuốc ; cùng một loại rượu và các chất chuyển hóa trong rượu- acetaldehyde và acetate, có thể gây ngộ độc trực tiếp cho cơ tim.

Tập thể dục nhiều hơn

Vận động phù hợp có lợi cho việc phòng chống béo phì, rèn luyện chức năng của hệ tuần hoàn, điều chỉnh chuyển hóa lipid máu. Đây là biện pháp tích cực để phòng ngừa bệnh tim.

Giữ một tâm trạng tốt

Những người căng thẳng, lo lắng quá mức, mệt mỏi quá độ và luôn tiêu cực có nhiều khả năng mắc bệnh tim. Áp dụng thái độ lạc quan với thế giới, duy trì tâm trạng vui vẻ và tránh căng thẳng tinh thần là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tim.

Bệnh tim mạch đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Tuy lo sợ nhưng chúng ta cũng phải học cách chống chọi đúng cách. Chỉ có một trái tim khỏe mạnh, cuộc sống mới hạnh phúc thật sự. Chăm sóc tốt cho tim cũng chính là chăm sóc tốt cho cuộc sống của chúng ta.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Lâm Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM