Tốt nghiệp 10 năm, tôi tiết kiệm được 3 tỷ đồng nhờ lấy vợ
Còn bạn, bạn mất bao lâu tiết kiệm được cho mình số tiền 1 tỷ đồng đầu tiên?
Trong thời điểm mà chúng ta bị bao trùm với nỗi lo kiếm tiền, những người trẻ làm sao để tiết kiệm được 1 tỷ đầu tiên của mình? Và số tiền này sẽ mang lại những thay đổi gì cho cuộc sống?
Có người làm giàu bằng cách khởi nghiệp, tìm cách nuôi sống gia đình; có người tiết kiệm tiền và tự học cách quản lý tài chính; có người dựa vào sự nỗ lực chung của vợ chồng để tiết kiệm quỹ gia đình; và một số nghỉ hưu sớm để sở hữu ngôi nhà riêng của mình. Dưới đây là một trong những câu chuyện như vậy.
"Từ một người chi tiêu không tính toán, lương tháng nào tiêu hết tháng đó, tôi tiết kiệm được 3 tỷ đầu tiền, tất cả là nhờ vợ mình."
Đây là chia sẻ là Tuấn Trường, 36 tuổi, tốt nghiệp 14 năm, làm công việc copywriter tại Bắc Kinh, Trung Quốc. 3 năm trước, khi 33 tuổi, anh đã tiết kiệm được cho mình 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,2 tỷ đồng) đầu tiên. Và đây là câu chuyện của anh.
Tôi vốn là một người chi tiêu theo kiểu lương tháng nào tiêu hết tháng đó, thậm chí còn nợ rất nhiều trong thẻ tín dụng. Từ nhỏ tới lớn, tôi không biết thế nào là tiền tiêu vặt, năm thi đại học, tức năm 2009, một tháng tôi chỉ được cho 700 tệ (khoảng 2 triệu đồng) tiền sinh hoạt phí.
Tôi luôn cảm thấy nhà mình rất nghèo, không có tiền, vì vậy luôn cảm thấy thiếu thốn. Khoảng thời gian đi học, tôi xin làm các công việc thực tập, tự kiếm tiền, và cũng rất thích tiêu tiền.
Có một khoảng thời gian tôi đắm chìm vào việc mua quần áo, vì muốn chứng tỏ rằng mình cũng không kém ai. Tôi cũng thích mua các sản phẩm kỹ thuật số như máy chiếu, máy tính xách tay để chơi game, v.v. Ngoài ra, tôi cũng nuôi một con mèo, và luôn cho nó ăn thức ăn tự nhiên tốt nhất và đồ hộp nhập khẩu, tất cả đều tương đối đắt tiền.
Tôi cũng tiêu rất nhiều tiền cho các trò chơi. Khi hết tiền, tôi tiêu tiền thẻ tín dụng. Lúc mới tốt nghiệp, lương không cao, cộng với chi tiêu nhiều, tôi gần như không tiết kiệm được là bao.
Hôn nhân là một cột mốc thay đổi tất cả mọi thứ. Năm 2015, tôi vay mượn cả nhà mua một căn nhà ở Bắc Kinh, căn nhà chỉ rộng 44 mét vuông, vay mượn được 720.000 tệ (khoảng 2,3 tỷ đồng) để trả tiền đợt đầu. Trong số hơn 2 tỷ đó, hoàn toàn không có tiền tiết kiệm của tôi…
Có một giai đoạn, vợ phát hiện tôi tiêu nhiều tiền cho các trò chơi, nợ thẻ tín dụng, chúng tôi cãi nhau. Kết quả, sau đó tôi phải đưa hết tiền lương cho vợ, bản thân mỗi tháng chỉ được giữ lại 3000 tệ ( khoảng 9,9 triệu đồng) để chi tiêu.
Kể từ sau đó, cuộc sống bắt đầu có những thay đổi. Hai vợ chồng tự nấu cơm, hạn chế ra ngoài ăn. Vợ tôi cũng là một người khá tiết kiệm, không có quá nhiều nhu cầu vật chất, những món đồ cô ấy mua luôn chỉ dừng lại ở mức vài trăm ngàn, dù là giày dép hay túi xách, quần áo.
Về phần mình, tôi không chi nhiều tiền cho quần áo nữa. Khi nào cần giải tỏa căng thẳng, hai vợ chồng sẽ chọn các công viên mở cửa miễn phí, trải thảm, cắm trại đơn giản.
Mỗi tháng tôi được giữ khoảng 3000 tệ, số còn lại đều trở thành tiền chi tiêu cho gia đình, lương của vợ để đó tiết kiệm.
Với tôi, mỗi ngày 100 tệ là đủ tiêu. Tôi mua một nồi cơm điện mini ở cơ quan, nấu cơm rồi cho thức ăn vào nấu chung, cứ như vậy, tôi cũng tiết kiệm được kha khá tiền đi ăn bên ngoài. Nhiều lần, vợ hỏi có cần thêm tiền mỗi tháng không, nhưng tôi đều nói không.
Kể từ khi chỉ còn 3000 tệ để chi tiêu mỗi tháng, tôi bắt đầu thay đổi thói quen chi tiêu của mình. Chẳng hạn, một gói rau hữu cơ trong siêu thị thực phẩm tươi sống có giá 10 nhân dân tệ (khoảng 32 ngàn đồng), có thể ăn được hai bữa. Tôi đã trở thành thành viên và khi mua một gói rau với giá hơn 9 nhân dân tệ, tôi sẽ nhận được một món quà miễn phí như nước khoáng, sữa chua, nấm,v.v. Tôi thường chọn những loại rau có nhiều chất dinh dưỡng.
Tôi thường mua những loại gia vị đắt nhất. Chẳng hạn, nước tương hữu cơ có giá 55 nhân dân tệ (khoảng 170 ngàn đồng) một chai. Tôi tự nhủ rằng dù mình ăn uống tương đối đơn giản nhưng những gia vị tôi sử dụng đều là loại hảo hạng nhất, rau ăn cũng là rau hữu cơ, đầy đủ dinh dưỡng. Thứ Tư hàng tuần là ngày hội viên, cứ vào ngày đó, tôi sẽ mua sườn heo hữu cơ, giá hơn 40 nhân dân tệ một hộp.
Có một tháng, tôi tiết kiệm tiền và mua được một chiếc xe đạp trị giá 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5 triệu đồng), bằng cách này, tôi cũng tiết kiệm được 8 tệ (khoảng 26 ngàn đồng) phí đi tàu điện ngầm để đi làm về mỗi ngày.
Tôi tất nhiên vẫn sẽ chú ý tới mặt giải trí. Tôi đăng kí hội viên của tất cả những ứng dụng video mà mình hay xem, mục tiêu là để tắt quảng cáo, khi không nhìn thấy quảng cáo, tôi sẽ không có ý định mua bất cứ thứ gì.
Lúc trước hay tiêu rất nhiều tiền vào trò chơi, nhưng giờ tôi đã thay đổi. Hiện tại tôi chỉ chơi duy nhất một trò chơi, chỉ nạp thẻ tháng, trong trò chơi đó tôi cần thu thập đá để chọn nhân vật, tôi có thể tích trữ đá trong một năm và sau đó có thể chọn cho mình nhân vật trò chơi cấp cao nhất. Việc này khó vì nó đòi hỏi tính kiềm chế cao, sau khi thay đổi suy nghĩ về việc chơi game, tôi thấy mình cũng có tính kiềm chế và cảm thấy rất vui.
Cứ như vậy, tôi thấy tiền tiết kiệm của mình ngày càng nhiều, hóa ra tiết kiệm tiền dễ dàng đến vậy. Ngày chúng tôi thực sự có được 1 triệu tệ, tức là gần 10 năm sau khi tôi tốt nghiệp, vợ gửi ảnh cho tôi và nói rằng chúng tôi đã có 1 triệu nhân dân tệ.
Khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy mình như đang sống trong một giấc mơ, cảm giác như đang sống một cuộc sống mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. Tôi cảm thấy đối với một người như tôi, nếu cứ sống một mình, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tiết kiệm được 1 triệu nhân dân tệ, chỉ có thể nhờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, phải kết hôn, phải học cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
Qua trải nghiệm của mình, tôi tổng kết ra được một đạo lý: khi một người quyết tâm bắt đầu sống một cuộc sống tốt đẹp, đó cũng sẽ là ngày đầu tiên người đó tiết kiệm tiền.