Tôi ghét khi phải sa thải ai đó nên tôi học cách để giữ chân những người xứng đáng

31/07/2021 15:15 PM | Kinh doanh

Những người thể hiện được năng lực tốt nhất đáng được trân trọng hơn những người có năng lực kém cỏi.

Quyết định sa thải một người nào đó thật sự rất đau lòng. Nó không bao giờ là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai. Cảm giác đó thật sự tồi tệ! Vào cuối ngày, bạn sẽ tạm biệt những người từng là đồng nghiệp với mình khi họ tan làm, nhưng sẽ không còn làm việc cùng họ vào ngày hôm sau nữa. Bất kể ai là người có lỗi, điều đó thật sự mang lại cho chúng ta rất nhiều sự phiền muộn và buồn bã.

Tôi nhớ những cuộc gọi vô cùng khó xử và đáng tiếc trong bộ phận nhân sự của mình. Tôi phải thông báo rằng tôi buộc phải sa thải ai đó. Tôi đã phải sàng lọc lại tất cả các email và những lần không hoàn thành nhiệm vụ của một người nào đó. Nếu những lỗi lầm của họ không đến mức quá đáng, thì tôi chắc chắn mình sẽ không dành thời gian để làm điều đó. Tôi đã đấu tranh rất nhiều để cân bằng giữa lòng trắc ẩn, sự cảm thông của mình đối với một người và việc đưa ra quyết định sa thải họ. Làm thế nào để tôi có thể đồng cảm với một người nào đó, nhưng vẫn có thể bảo vệ lợi ích của công ty mà tôi đang làm việc? Tôi cũng chưa tìm được cách để phân định rõ được ranh giới cho việc này!

Chính vì đã trải qua cảm giác nặng nề này, tôi đã học được một mẹo nhỏ về mặt tinh thần giúp tôi vượt qua vấn đề này. Cách hiệu quả nhất chính là bạn hãy nghĩ về những người vẫn đang làm việc cho bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng "nhu cầu của đa số thường cao hơn thiểu số". Điều này nghe có vẻ rất kỳ lạ, nhưng bạn nên cho một người ra đi để họ tìm kiếm được những thứ tốt đẹp hơn.

Hãy bắt đầu bằng việc dành sự cảm thông cho những người còn lại đang làm việc

Bạn nên hiểu rằng, phong cách và môi trường làm việc của công ty bạn sẽ gặp khá nhiều bất lợi khi phải đồng hành cùng những người có năng lực kém. Họ sẽ kéo năng suất của những người có năng lực tốt nhất đi xuống cùng. Trước khi bạn nhận ra điều này, những tác động tiêu cực đã xâm nhập dần dần vào môi trường công ty bạn. Những nhân viên có năng lực tốt sẽ chuyển sự chú ý của họ sang việc tìm kiếm những điểm thiếu sót mà những người làm việc không hiệu quả để lại. Hết việc này đến việc khác, họ sẽ cảm thấy chán chường và muốn thoát khỏi những người như vậy.

Có rất nhiều cách để sa thải một người. Nhưng còn những người đang làm công việc của họ thì sao? Đây là những người xứng đáng nhận được sự đồng cảm nhất.

Việc bạn thể hiện sự quan tâm sâu sắc và đầu tư cho những người làm việc giỏi nhất thực sự là một điều kỳ diệu. Sự thông cảm và thấu hiểu chính là vũ khí bí mật của bạn. Khi bạn thực sự quan tâm đến họ, bạn sẽ luôn cố gắng đấu tranh, bảo vệ và giúp đỡ cho nhân viên của mình. Ngược lại, họ cũng sẽ cố gắng để kề vai sát cánh cùng bạn.

Trước đó, trong suốt quá trình làm việc của mình, tôi nghĩ đây là một việc khá huyễn hoặc. Tôi đã cố gắng rất nhiều để đạt được thành công. Tôi chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt để đạt được kết quả tốt nhất và luôn muốn đạt được mục tiêu càng nhanh càng tốt. Tôi đã luôn hối thúc nhân viên mình phải làm như vậy.

Một ngày nọ, trong khi đang đốc thúc nhóm của mình để kịp hoàn thành một nhiệm vụ rất khó khăn, tôi đã thấy một nhân viên của mình rơi nước mắt. Anh ta ôm lấy đầu của mình. Tôi ghé vào bàn của anh, mắt vẫn nhìn đồng hồ, và tôi hỏi anh có chuyện gì? Bình thường anh ta chưa bao giờ tỏ ra như vậy! Trong hơn một tiếng, anh đã giải thích rằng anh họ của anh bị ốm. Tôi đã cảm thấy rất đồng cảm cùng anh ta. Tôi đã cho phép anh được ra về và tạm hoãn nhiệm vụ đó lại. Tôi đã hỏi thăm anh ta mỗi ngày. Trong khi anh đến thăm anh họ của mình, tôi vui vẻ tiếp quản lại phần còn lại của công việc. Sau đó, nhân viên của tôi đã quay lại làm việc với tâm trạng tốt nhất và làm việc hiệu quả hơn.

Ngày hôm đó thực sự đã dạy cho tôi một bài học: Nếu tôi luôn quan tâm đến ai đó, tôi cần phải thể hiện điều đó ra bên ngoài.

Tôi ghét khi phải sa thải ai đó. Vậy nên, tôi đã học cách để giữ chân những người xứng đáng. - Ảnh 1.

Sau nhiều thập kỷ làm công việc quản lý, tôi đã học được rằng việc dành thời gian cho mọi người là công cụ tốt nhất. Việc thể hiện sự đồng cảm với mọi người khi họ mắc sai lầm là điều mà các nhà lãnh đạo chân chính nên làm. Nhân viên của bạn phải cảm nhận được rằng họ luôn có bạn bên cạnh để lắng nghe và giúp đỡ họ nếu chẳng may họ mắc phải sai lầm.

Ngay cả khi, bạn đã áp dụng các phương pháp quản lý tốt nhất, cũng sẽ có lúc bạn phải sa thải một ai đó. Bạn sẽ có cảm giác nôn nao, khó chịu trong lòng và có thể nghi ngờ những quyết định của mình. Lương tâm của bạn sẽ phải đấu tranh rất gay gắt. Bạn thậm chí sẽ bị mất ngủ suốt đêm hôm trước để đưa ra quyết định ngay lập tức, tránh làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta đều sợ bị kiện tụng. Điều này dẫn đến việc chúng ta bắt buộc phải đưa ra quyết định miễn cưỡng là phải sa thải ai đó. Nếu không, công ty bị kiện thì phải làm sao?

Tôi nhớ khi thông báo với ai đó rằng họ bị sa thải, tôi nghĩ họ sẽ nhanh chóng hồi phục tinh thần lại ngay thôi bởi vì họ có năng lực. Tôi đã cố gắng giải thích cho họ đây chỉ là một biến cố nhỏ và tôi rất vui khi là người cho họ nhiều lời khuyên hay ho. Tuy nhiên, sự cố gắng của tôi trong việc thể hiện sự đồng cảm đã bị phản tác dụng. Bây giờ, anh ta cảm thấy rằng việc tôi sa thải anh ta là không hợp lý chút nào. Anh ta không chỉ về nhà với một chiếc thùng đầy ắp những vật dụng làm việc hằng ngày của mình mà còn chất chứa trong đầu những suy nghĩ không đúng đắn. Tôi rút ra được rằng, tuy sự đồng cảm vẫn có ích trong những tình huống giống như vậy, nhưng chúng ta vẫn phải thật cẩn thận với lời nói và hành động của mình. Bạn có thể không nói được nhiều nhưng mọi người có thể cảm nhận được tình cảm của bạn qua ngôn ngữ cơ thể, ngay cả khi bạn im lặng.

NHÌN NHẬN LẠI BẢN THÂN

Trừ khi bạn gặp phải những rủi ro không lường trước được, bạn vẫn sẽ luôn có một phần trách nhiệm khi nhân viên phạm sai lầm. Khi bạn hiểu được vai trò của mình, bạn sẽ tìm được cách để khắc phục chúng rất dễ dàng.

Tôi nhớ có một ngày, tôi đã ngồi lại để tâm sự với một người cố vấn của mình. Tôi kể cho anh ta nghe về những khó khăn, những việc kinh khủng mà tôi đã gặp phải. "Những người nhân viên đó quá lười biếng", tôi nói. Tôi giải thích rằng công ty có thời hạn quy định để hoàn thành công việc được giao và các nhân viên lại hoàn toàn không nhận thức được điều đó.

Điều này đã khiến tôi gặp phải rất nhiều rắc rối khi nhân viên không nắm được yêu cầu công việc một cách rõ ràng và nỗ lực để hoàn thành nó. Bạn tôi đã hỏi tôi: "Động lực nào có thể giúp cho họ cố gắng làm việc?". Và tôi đã trả lời rằng đó là trách nhiệm của họ. Anh ta đã giải thích cho tôi hiểu rằng nó không hoàn toàn đơn giản như vậy! Tôi cần phải truyền cảm hứng và giải thích cho họ hiểu ra vấn đề là gì. Mọi người cần có sự kết nối và mục tiêu làm việc rõ ràng. Anh ta đã khuyên tôi nên tìm hiểu sâu hơn và xem xét lại những mặt thiếu sót trong cách quản lý của mình.

Sau khi suy nghĩ lại, tôi đã nhận ra rằng, nếu nhân viên không có động lực để làm việc, đó chính là lỗi của tôi. Nếu tôi không xác định được vị trí và vai trò của họ một cách rõ ràng, tôi sẽ luôn đổ lỗi rằng họ làm việc không hiệu quả. Tôi cần nắm rõ vai trò chính của mình là nâng cao tinh thần cho nhân viên và hướng dẫn nhân viên làm việc đúng cách.

Tất cả chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân trong các mục tiêu độc đoán của công ty. Những áp lực trong kinh doanh thúc đẩy chúng ta phải đưa ra những quyết định khó hiểu. Quy định của công ty làm chúng ta trở nên mất phương hướng và nhân viên sẽ là những người phải chịu đựng nó. Chúng ta thường chỉ tập trung vào các bảng tính, kế hoạch và các chỉ số hơn là quan tâm đến năng lực và cảm xúc của nhân viên.

Tôi đã học cách nhìn nhận lại bản thân. Trách nhiệm của tôi là tìm cách giúp nhân viên của mình làm việc tốt hơn. Nếu tôi phải chuẩn bị cho một cuộc họp nhân sự để sa thải ai đó, thì chỉ một phần lỗi là đến từ họ, phần lớn là do tôi mà ra.

Đứng ở vị trí lãnh đạo, nhiệm vụ của chúng ta là làm cho nhân viên trở nên thành công, trở nên tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ họ và loại bỏ các rào cản cản trở việc phát triển năng lực của họ. Chúng ta phải hiểu được vai trò của mình đối với những thành công và thất bại của họ.

Các nghiên cứu cho thấy điều gì?

20% nhân viên từ bỏ công việc bởi vì phải làm việc cùng những người quản lý tồi

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bạn không thể giữ những người có năng lực kém. Sự đồng cảm, thấu hiểu sẽ là nền tảng giúp ích cho những người có năng lực tốt, để họ làm việc hiệu quả hơn. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là dành sự thông cảm, cho dù là nhỏ nhất, cho những người kém cỏi. Việc này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến những thành viên có năng lực tốt. Họ mới là người xứng đáng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, sự đồng cảm và giúp đỡ từ những nhà lãnh đạo!

Một cuộc khảo sát do Eagle Hill thực hiện, đã chỉ ra rằng: "Những người có năng lực kém sẽ làm cản trở sự phát triển của công ty. Lợi ích lớn nhất của việc thay thế những người thiếu năng lực chính là những ý tưởng và cách tiếp cận mới mà những nhân viên mới mang lại cho công việc."

Trong tổ chức mà bạn lãnh đạo, sẽ có những người vô cùng tận tâm với công việc. Việc này tạo ra hiệu ứng và tinh thần làm việc rất hiệu quả. Họ trung thành và phụ thuộc vào bạn để đưa ra các quyết định, họ muốn được bạn nhìn nhận và trân trọng. Họ không muốn bị lạc lõng trong mớ hỗn độn mà những người kém năng lực tạo ra. Khi bạn dành tình cảm và sự quan tâm không đúng người, đúng chỗ, thì vô tình bạn đang làm tổn thương những người có năng lực đang sát cánh cùng bạn.

Đây là những gì tôi thu thập được về những điều mà mọi nhà lãnh đạo có tâm nên thực hiện:

● Sa thải những người kém năng lực

● Điều chỉnh thái độ không tốt hoặc sa thải họ.

● Hãy dành trọn trái tim và tâm hồn của bạn, làm việc thật chăm chỉ mỗi ngày.

● Hãy thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu một cách chân thành đối với nhân viên của bạn. Đôi khi, những cách giao tiếp hằng ngày cũng làm cho hiệu suất công việc kém đi.

● Thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình. Bởi vì, không phải lúc nào vấn đề cũng xuất phát từ những người kém năng lực.

Tôi ghét việc phải sa thải ai đó! Tôi đã thực sự cảm thấy buồn nôn ngay trước khi sa thải ai đó. Tôi sợ cảm giác đó! Tôi cũng đã cố gắng giữ những người có thành tích kém, cho họ cơ hội để cải thiện bản thân, dành nhiều thời gian hơn cho họ để tránh đi cảm giác tội lỗi. Chúng ta đều muốn cho họ một cơ hội, hy vọng họ sẽ ngày một tiến bộ hơn. Nhưng thường thì, họ sẽ không được như vậy. Tưởng tượng nếu lòng trắc ẩn của bạn là tiền, bạn hãy tiêu nó cho những người thật sự có năng lực và chăm chỉ. Hãy học cách lắng nghe nhân viên của mình! Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thấu hiểu và giúp đỡ họ trở nên tiến bộ hơn, và bạn sẽ không phải sa thải thêm bất kỳ ai nữa!

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM