Tình trạng ô nhiễm "báo động đỏ" ở Hà Nội: Làm sao để đối phó với nồng độ bụi PM2.5 tăng cao đột biến?
Bụi siêu mịn PM2.5 không chỉ xâm nhập qua đường hô hấp mà còn dễ dàng xuyên qua lỗ vải, tiến sâu vào lỗ chân lông trên da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả bên trong lẫn bên ngoài.
Những ngày gần đây, người dân sống ở thủ đô vô cùng lo lắng vì thông tin ô nhiễm. Theo ghi nhận của ứng dụng quan trắc chất lượng không khí PAMAir, hơn 40 điểm đo của Hà Nội vào lúc 8h sáng 17/9 điểm đo có chất lượng không khí tệ nhất là Học viện Tài chính với chỉ số AQI là 179. Các điểm đo ở trung tâm Hà Nội như Bảo Linh (Hoàn Kiếm) là 161, Hàng Trống (Hoàn Kiếm 170), Trần Quang Khải 160. Các điểm đo khác như ngã 6 Ô Chợ Dừa là 164, Thái Hà (Đống Đa) là 155, Ngã Tư Sở là 156.
Hiện tượng này cũng diễn ra ở những ngày cuối tháng 8, đặc biệt 2 ngày 26-27/8, nồng độ bụi PM2.5 tăng cao đột biến, chỉ số chất lượng không khí ở mức kém tại các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội. Chỉ số AQI cao nhất là 145 tại trạm Hàng Đậu, thấp nhất là 102 tại trạm Tân Mai. Đây được đánh giá là mức xấu, nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em và phụ nữ có thai) tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.
Việt Nam nói chung và các đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nói riêng những năm gần đây thường xuyên lọt vào danh sách ô nhiễm không khí nhất thế giới. Cụ thể, 98% trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mảng xanh suy giảm còn lượng bụi siêu mịn PM2.5 lại liên tục gia tăng, vượt mức an toàn cho phép, không chỉ xâm nhập qua đường hô hấp mà còn dễ dàng xuyên qua lỗ vải, tiến sâu vào lỗ chân lông trên da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả bên trong lẫn bên ngoài.
Nhận thấy, đây chính là thời điểm cần phải hành động ngay để thu hút sự quan tâm của cộng đồng về thực trạng ô nhiễm không khí, sự nguy hiểm của bụi mịn PM2.5 lên bề mặt da và bên trong cơ thể, đồng thời kêu gọi mọi người giảm thiểu phát thải, trồng cây tăng mảng xanh, tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em vui chơi trải nghiệm, tự do lấm bẩn, hai nhãn hàng OMO Matic và Lifebuoy của Công ty TNHH Quốc Tế Unilever cùng tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường Xanh Hà Nội trao tặng thủ đô mảng cây xanh hình trái tim, kết hợp triển khai chiến dịch “Phủ Xanh Việt Nam”.
Gần 25 năm hoạt động tại Việt Nam, với sứ mệnh không ngừng cải thiện cuộc sống người dân toàn thế giới dựa trên “Kế hoạch phát triển bền vững” hướng tới ba mục tiêu: tăng trưởng kinh doanh, giảm thiểu tác động đến môi trường và gia tăng những tác động tích cực đến xã hội, Unilever Việt Nam đã triển khai hàng loạt chương trình nhằm chung tay giải quyết những vấn đề xã hội - môi trường và tập trung vào chiến lược sản xuất xanh.
Dự kiến vào tháng 10/2019, 76 cây tán rộng và cây ăn quả (như xoài, sấu, điệp, lộc vừng, osaka hoa vàng…) sẽ được trồng tại những khu đông dân, khu văn hoá trong nội thành Hà Nội, góp phần tô điểm sắc xanh và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay tiếp nối hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, trong quá khứ, sân chơi tuổi thơ luôn có cây xanh cho bóng mát và gắn bó với ký ức của nhiều trò chơi dân dã. Tâm tư người mẹ nào cũng mong muốn con được thoả sức vui chơi và khám phá trong không gian xanh sạch, trong lành.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là sân chơi của con ngày nay lại tương phản: thiếu cây xanh và bị xâm chiếm bởi khói bụi ô nhiễm từ tình trạng đô thị hoá. Những trải nghiệm ngoài trời vì thế ít dần, trẻ thơ không cảm nhận được niềm vui từ thiên nhiên, lớn lên xa lạ với lối sống xanh và bị đe dọa bởi bầu không khí ô nhiễm đầy bụi mịn độc hại.
Để thế hệ tương lai có thể thỏa sức trải nghiệm khám phá dưới bóng cây râm mát và không khí trong lành sạch bụi, từ tháng 09/2019 đến tháng 02/2020, nhãn hàng OMO Matic và Lifebuoy kết hợp cùng Hội đồng Đội Trung ương dự kiến phối hợp trồng 30.000 cây xanh và xây dựng 10 sân chơi ở 10 Tỉnh/ Thành phố. Các khu vực được lựa chọn để triển khai đều là những khu vực thiếu hụt mảng xanh, mật độ dân cư cao, thiếu sân chơi cho thiếu nhi.