Tìm ra bí mật của loài gấu trúc, tại sao vẫn có thể to béo mập mạp dù suốt ngày chỉ 'ăn chay'

25/01/2022 11:00 AM | Công nghệ

Đây có thể cũng là một câu chuyện buồn đối với một loài đang cố gắng giảm cân.

Từ lâu, người ta đã thắc mắc tại sao những con gấu trúc có thể to béo và trở nên khổng lồ dù suốt ngày chỉ ăn tre, trúc... nói chung là các loại thực vật, dựa trên một chế độ thuần chay nghiêm ngặt. Và giờ đây, các nhà động vật học Trung Quốc đã tìm ra lý do.

Nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Cell Reports, tiết lộ rằng những thay đổi trong hệ vi sinh vật ở đường ruột, tức các vi khuẩn sống trong ruột của gấu trúc, có thể đóng một vai trò nào đó.

Tìm ra bí mật của loài gấu trúc, tại sao vẫn có thể to béo mập mạp dù suốt ngày chỉ ăn chay - Ảnh 1.

Ăn chay vẫn béo là câu chuyện của loài gấu trúc.

Cụ thể, tổ chức của một loại men vi sinh sẽ phát triển mạnh vào mùa măng mới nhú (thời điểm chúng giàu dinh dưỡng) và nó đã giúp gấu trúc tích trữ nhiều chất béo hơn, bù đắp cho những ngày đói khi chỉ có lá tre để nhai, theo nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Wei Fuwen thuộc Viện Động vật học, trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng những con gấu trúc hoang dã ở dãy núi Tần Lĩnh có hàm lượng vi khuẩn có tên là Clostridium butyricum trong ruột của chúng trong mùa ăn chồi cao hơn đáng kể so với mùa ăn lá.

Họ đã cấy phân gấu trúc thu thập được trong tự nhiên sang những con chuột không có mầm bệnh được nuôi bằng chế độ ăn có nguồn gốc từ tre. Kết quả là những con chuột được cấy phân gấu trúc được thu thập trong mùa ăn chồi đã tăng trọng lượng đáng kể.

Tìm ra bí mật của loài gấu trúc, tại sao vẫn có thể to béo mập mạp dù suốt ngày chỉ ăn chay - Ảnh 2.

Phân tích sâu hơn cho thấy butyrate, sản phẩm trao đổi chất của men vi sinh, có thể cải thiện sự biểu hiện của một gen nhịp sinh học được gọi là Per2. Gen này giúp tăng tổng hợp và dự trữ chất béo.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa hệ vi sinh vật đường ruột của gấu trúc và kiểu hình của nó", tác giả của bài báo ông Huang Guangping thuộc Viện Động vật học cho biết.

Nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch phân loại nhiều vi sinh vật hơn trong ruột của gấu trúc và tìm hiểu vai trò của chúng trong việc ảnh hưởng đến sức khỏe của con vật.

Ông Wei cho biết: “Việc xác định vi khuẩn có lợi cho động vật là rất quan trọng, bởi vì một ngày nào đó chúng ta có thể điều trị một số bệnh bằng chế phẩm sinh học từ chúng".

Tham khảo Tân Hoa Xã

Theo Bảo Nam

Cùng chuyên mục
XEM