Tiết kiệm hơn 14 triệu mỗi tháng, bảng chi tiêu của cô gái 21 tuổi khiến ai xem cũng nể

24/11/2024 08:00 AM | Sống

Thu nhập trung bình 20 triệu/tháng, nhưng mỗi tháng, cô chỉ tiêu hơn 5 triệu triệu, còn lại để tiết kiệm và đầu tư.

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô gái 21 tuổi về cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm đã khiến nhiều “đàn anh, đàn chị” phải thốt lên: “Còn trẻ mà đã có ý thức thế này, không sớm thì muộn, tương lai sẽ dư dả”.

Sống với gia đình, mỗi tháng kiếm 20 triệu nhưng chỉ tiêu hơn 5 triệu

Trong bài đăng của mình, cô gái 21 tuổi cho biết thu nhập cố định hàng tháng của cô rơi vào khoảng 20 triệu/tháng. Ngoài ra, cũng có những tháng cô có thêm các khoản thu nhập không cố định khác, dao động trong khoảng 4,5 - 9 triệu đồng.

Với tình hình thu nhập như vậy, cô phân bổ chi tiêu thành 6 nhóm chính: Dự phòng, chi phí cố định, đi chợ, đầu tư, sinh hoạt cá nhân, giải trí.

Tiết kiệm hơn 14 triệu mỗi tháng, bảng chi tiêu của cô gái 21 tuổi khiến ai xem cũng nể- Ảnh 1.

6 khoản chi cố định hàng tháng của cô gái 21 tuổi

Cô giải thích cụ thể về 6 khoản chi cố định hàng tháng như sau:

“1. Dự phòng (10% thu nhập): Khoản để đảm bảo an toàn tài chính, em luôn ưu tiên trích ngay từ đầu.

2. Chi phí cố định + hóa đơn: Bao gồm tiền điện, nước, mạng, xăng, chi phí cho mèo cưng, phí phòng gym.

3. Đi chợ: Vì em tập gym nên chế độ ăn uống khá kỹ, thường chia khoảng 3 triệu/tháng, tính trung bình 100k/ngày. Nếu còn dư, e sẽ dồn sang tháng sau.

4. Sinh hoạt cá nhân: Những khoản như dầu gội, sữa tắm, đồ dùng cá nhân. Ví dụ một chai dầu gội lớn 1,5L em có thể dùng đến 6 tháng, giúp tiết kiệm chi phí.

5. Đầu tư: Đây là khoản em dành cho các kênh đầu tư uy tín, lâu dài (500k mỗi tháng). Em luôn ưu tiên đầu tư bền vững thay vì chạy theo lợi nhuận nhanh chóng.

6. Giải trí: Thi thoảng em đi cà phê, xem phim thư giãn, khoảng 1 lần/tuần”.

Với cách phân bổ chi tiêu như vậy, mỗi tháng, cô chỉ tiêu hết 8.130.000đ. Tuy nhiên trong đó, khoản tiền dự phòng đã chiếm 2 triệu đồng và tiền đầu tư chiếm 500k, tính ra, cô gái 21 tuổi này chỉ tiêu 5.630.000đ mỗi tháng.

Cô cũng cho biết thêm rằng hiện tại, cô đang sống cùng bố và bà nội, nên tiền điện nước sẽ cao hơn 1 chút.

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải khen ý thức tiết kiệm cũng như cách quản lý chi tiêu của cô. Mới 21 tuổi, đã kiếm được 20 triệu/tháng, lại không sa đà vào mua sắm, đúng là quá giỏi rồi!

Tiết kiệm hơn 14 triệu mỗi tháng, bảng chi tiêu của cô gái 21 tuổi khiến ai xem cũng nể- Ảnh 2.

Không thể không khen!

Học được gì từ cách phân bổ chi tiêu, tiết kiệm của cô gái này?

Trong bài viết của mình, cô có nói: “Nhờ cách phân bổ chi tiêu này mà em đã đạt được sự tự do trong chi tiêu”.

Rõ ràng, đây là tư duy rất đáng nể. Nhiều người thường nghĩ tự do chi tiêu chính chỉ đơn giản là thích gì, mua nấy. Nhưng trên thực tế, tự do chi tiêu chính là có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống, mà không đưa bản thân vào cảnh rỗng túi, hết tiền.

Để có thể làm được việc đó, hãy tham khảo 3 gợi ý dưới đây.

1 - Ưu tiên xây dựng quỹ dự phòng và tiết kiệm

Đừng nhầm lẫn 2 khoản này với nhau. Hiểu nôm na, quỹ dựng phòng chính là khoản tiền bạn để dành để lấy ra chi tiêu, trang trải cuộc sống khi nguồn thu nhập giảm, hoặc trong những hoàn cảnh đột xuất cần tiền như ốm đau, hỏng xe, hỏng điện thoại,... Còn khoản tiền tiết kiệm là tiền dùng để phục vụ những mục tiêu lớn và dài hạn trong tương lai, như mua nhà, mua xe.

Tiết kiệm hơn 14 triệu mỗi tháng, bảng chi tiêu của cô gái 21 tuổi khiến ai xem cũng nể- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tùy vào mức thu nhập hiện tại mà khoản tiền dự phòng và tiền tiết kiệm của bạn sẽ chiếm một tỷ lệ khác nhau so với mức thu nhập. Tỷ lệ dự phòng lý tưởng là 10% thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm lý tưởng là từ 30% thu nhập trở lên.
Nếu cảm thấy việc tiết kiệm 30% thu nhập (hoặc hơn) là hơi khó, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm với tỷ lệ thấp, khoảng 10% thu nhập tháng rồi tăng dần tỷ lệ này lên vào những tháng sau.

2 - Đầu tư dài hạn và bền vững

Dù không tiết lộ bản thân đang đầu tư vào lĩnh vực gì, nhưng cô gái 21 tuổi trong câu chuyện phía trên cho biết hàng tháng, cô đều trích 500k để đầu tư, và ưu tiên đầu tư dài hạn hơn là đầu tư “xổi”.

Đây là tư duy rất đáng học hỏi. Rõ ràng, đầu tư nhanh hoặc đầu tư sinh lời đậm thì rủi ro cũng cao, và yêu cầu về nguồn vốn cũng lớn. Trong trường hợp bản thân chưa quá dư dả mà vẫn muốn đầu tư, cứ đầu tư chậm mà chắc thì vẫn hơn.

3 - Ưu tiên đầu tư cho sức khỏe của bản thân

Trong danh sách 6 mục chi tiêu cố định hàng tháng của cô gái 21 tuổi này, không có khoản nào là dùng để mua sắm quần áo hay mỹ phẩm. Đương nhiên, đó vẫn là những khoản phải chi với con gái, nhưng không phải là cố định hàng tháng. Thay vào đó, cô ưu tiên đi tập gym và ăn uống lành mạnh để cải thiện vóc dáng, cũng như sức khỏe.

Công tâm mà nói, không phải ai cũng làm được việc này. Với không ít người, để giải tỏa stress, họ sẽ đi ăn ngoài hoặc đi shopping, chứ mấy ai lại tới phòng tập gym, đi chợ mua đồ về tự nấu; thế là cuối cùng, thành ra rỗng túi. Sống lành mạnh, ưu tiên đầu tư cho sức khỏe cũng là 1 cách tiết kiệm tiền chính vì lẽ đó.


Theo Ngọc Linh

Cùng chuyên mục
XEM