Thông tin về đội siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore: Chỉ tồn tại 3.500 người lính tinh nhuệ bậc nhất trên toàn thế giới

06/06/2018 10:39 AM | Xã hội

Với mức lương hậu hĩnh và khả năng nhập quốc tịch Anh, hàng năm có khoảng 28.000 thanh niên Nepal tham gia tuyển chọn cho 200 suất trong đội siêu đặc nhiệm Gurkhas.

Mới đây, việc Singapore tuyên bố sử dụng những người lính Gurkhas để bảo vệ cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã khiến nhiều người tò mò về lực lượng thiện chiến này.

Vậy ai là những chiến binh Gurkhas?

Trên thực tế, lính Gurkha đã được Singapore cũng như nhiều nước trên thế giới thuê dùng cho lực lượng an ninh nhờ tính lì lợm thiện chiến nổi tiếng của mình khi phục vụ cho quân đội Anh. Khi đế quốc Anh trao trả độc lập cho hàng loạt thuộc địa, nhiều nước vẫn dùng lính Gurkha do muốn sử dụng bản năng chiến đấu tuyệt vời của những binh sĩ này.

Thông tin về đội siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore: Chỉ tồn tại 3.500 người lính tinh nhuệ bậc nhất trên toàn thế giới - Ảnh 1.

Huyền thoại của những người lính Gurkha bắt đầu từ năm 1814, khi đế quốc Anh xâm chiếm Nepal nhằm mở rộng các vùng thuộc địa và những sĩ quan người Anh đã thực sự bất ngờ trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của người lính quốc gia này, nhất là những binh sĩ đến từ vùng núi khiến vô số số lính Anh thiệt mạng.

Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, quân đội của Công ty Đông Ấn, một công cụ xâm lược thuộc địa của đế quốc Anh thời đó, đã ký kết thuê lính Nepal cho các cuộc chiến tiếp theo của mình.

Ban đầu vào năm 1815, khoảng 5.000 lính Nepal từ các bộ tộc của nước này đã phục vụ trong quân đội công ty Đông Ấn. Tuy nhiên, vị thế của họ ban đầu chỉ là lính đánh thuê theo hợp đồng và cái tên Gurkha được sử dụng do có phát âm tương đồng với "Nepali". Thêm vào đó, nòng cốt của đội quân này là những người lính vùng núi của vương quốc Gurkha cổ nên họ cũng được đặt tên như vậy.

Suốt trong những năm tháng sau đó, đội quân Gurkha đã chinh chiến tại nhiều vùng chiến trường, từ Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc cho đến Afghanistan. Trong Thế Chiến thứ I, hơn 200.000 lính Gurkha đã phục vụ trong quân đội Anh. Điển hình trong trận Gallipoli đẫm máu, những người lính Gurkha là đội quân đầu tiên đặt chân đến chiến trường và cũng là những người đoạn hậu sau cùng rời khỏi đó.

Đến Thế Chiến thứ II, số lính Gurkha phục vụ trong quân đội Anh đã lên đến 10 trung đoàn và sau cuộc thảm bại tại Dunkirk, chính phủ Nepal thậm chí đề nghị Anh tuyển thêm lính Nepal cho các trận đánh.

Lính Gurkha tập trận

Vào năm 1947, chính phủ Anh quyết định chính thức thành lập đội quân Gurkha sau khi Ấn Độ giành độc lập. Kể từ đây, những người kính Gurkha bắt đầu chinh chiến khắp nơi cho Anh. Tính đến năm 2002, khoảng 250.280 lính Gurkha đã phục vụ trong 40 tiểu đoàn chiến đấu của Anh trên khắp các chiến trường từ Châu Phi, Trung Đông cho đến Châu Âu, Châu Á. Khoảng 2.734 huân chương đã được trao tặng cho những người lính Gurkha và khoảng 43.000 người của đội quân này đã thương vong cho những chiến thắng.

Dẫu vậy, quân số của những người lính Korkha trong biên chế Anh đã giảm mạnh từ mức đỉnh 112.000 người tại Thế Chiến II xuống còn 3.500 người hiện nay. Những người lính Gurkha hiện nay chủ yếu phục vụ công tác an ninh, dẫu vậy họ vẫn là một trong những quân đoàn đáng gờm trên thế giới.

Những người lính đánh thuê chuyên nghiệp

Trụ sở quân đoàn Gurkha hiện trú đóng tại Shorncliffe-Anh nhưng những người lính lại không mang quốc tịch Anh. Phần lớn binh lính của quân đoàn này được tuyển chọn từ những thanh niên trẻ sống tại vùng núi Nepal.

Với mức lương hậu hĩnh và khả năng nhập quốc tịch Anh, hàng năm có khoảng 28.000 thanh niên Nepal tham gia tuyển chọn cho 200 suất lính. Cuộc tuyển chọn này được cho là một trong những đợt tuyển quân khó nhằn nhất thế giới. Vòng thi đơn giản nhất của những người lính là chạy lên đồi trong 40 phút với rổ đựng đá nặng 32kg.

Thông tin về đội siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore: Chỉ tồn tại 3.500 người lính tinh nhuệ bậc nhất trên toàn thế giới - Ảnh 3.

Chính những vòng tuyển chọn này khiến phần lớn lính Gurkha có chất lượng vượt trội so với các binh sĩ người Anh thông thường. Vào năm 2005, câu chuyện một người lính Gurkha bị gãy một chân và luyện tập cùng nhóm quân Coldstream Guards nhưng vẫn đứng đầu nhóm về tổng điểm đã khiến giới quân sự Anh xôn xao.

Hoàng tử Anh Harry cũng đã từng chiến đấu cùng quân đoàn Gurkha khi tham chiến tại Afghanistan và thậm chí nữ hoàng Anh cũng tuyển mộ những người lính Gurkha cho lực lượng an ninh bảo vệ mình dưới cái tên Queen’s Gurkha Orderly Officers.

Ngày nay chủ yếu lính Gurkha được tuyển dụng cho bộ binh chiến đấu, tuy nhiên Anh cũng đào tạo những người lính Gorkha theo ngành thống kê, hậu cần.

Theo chuyên gia sử học Tony Goul, những người lính Gurkha ngày nay trở thành biểu tượng của người dân Nepal bởi trên thực tế, quốc gia Gurkha đã không còn tồn tại và nguồn mộ lính Gurkha hiện đến từ rất nhiều dân tộc khác nhau của Nepal.

Bởi vậy, các thanh niên Nepal khát khao trở thành Gurkha không chỉ vì đãi ngộ tốt mà còn để chứng tỏ bản thân xứng đáng là những người con ưu tú của Nepal.

Thông tin về đội siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore: Chỉ tồn tại 3.500 người lính tinh nhuệ bậc nhất trên toàn thế giới - Ảnh 4.

Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa khiến Gurkha chiến đấu mạnh hơn các quân đoàn khác của Anh là họ đều có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Do đó khi vào chiến trường, những người lính Gurkha này không chỉ chiến đấu cho danh dự mà còn cho bạn bè, người thân của mình trong quân đoàn.

Để nói về tinh thần chiến đấu của Gurkha, chúng ta có thể nói đến con dao Khukuri mà bất cứ người lính Gurkha nào cũng mang bên mình. Theo truyền thống, khi con dao được rút ra trong chiến đấu, chúng sẽ phải dính máu hoặc chủ nhân phải tự cắt máu của mình trước khi đút trở lại vào vỏ.

Tuyển chọn lính Gurkha tại Nepal

AB

Cùng chuyên mục
XEM