Trung Quốc: Một nền kinh tế thử-và-sai

30/03/2015 08:55 AM |

Quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, dường như bỏ qua quá trình học tập thích nghi của đất nước, về cả tình hình kinh tế, ngoại giao, quân sự và chính sách xã hội.

Nội dung nổi bật:

- Theo báo cáo công tác Chính phủ được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 5/3, Trung Quốc đã hạ tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,5% xuống còn xấp xỉ 7%.

- Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra cơ hội này, và đang hành động để hỗ trợ sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn.

- Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, dường như bỏ qua quá trình học tập thích nghi của đất nước, về cả tình hình kinh tế, ngoại giao, quân sự và chính sách xã hội.


Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đang đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự lớn mạnh trong các chính sách điều hành kinh tế của quốc gia này. Chính sách kinh tế của Trung Quốc vẫn trong tình trạng thử-và-sai nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc quản lý hiệu quả hơn.

Trung Quốc đang muốn theo đuổi con đường tăng trưởng bền vững hơn

Theo báo cáo công tác chính phủ được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 5/3, Trung Quốc đã hạ tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,5% xuống còn xấp xỉ 7%. Việc chuyển sang tăng trưởng chậm hơn đặt ra những thách thức nghiêm trọng, nhưng nó cũng tạo cơ hội cần thiết cho Trung Quốc đảm bảo phát triển kinh tế dài hạn.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra cơ hội này, và đang hành động để hỗ trợ sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Bộ Tài chính đã nâng mức thâm hụt ngân sách chính phủ trung ương từ 1,8% GDP vào năm 2014 lên đến 2,7% trong năm 2015, và sẽ cho phép chính quyền địa phương đẩy đòn bẩy cao để trao đổi 161.1 tỷ USD của trái phiếu đáo hạn trong năm nay sang trái phiếu với lãi suất thấp hơn.

Tương tự như vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cung cấp hỗ trợ tiền tệ, từng bước hạ lãi suất và dự trữ bắt buộc. Bởi vì tiền lương vẫn đang tăng, mục tiêu lạm phát cho năm 2015 đã được thiết lập ở mức 3% - cao hơn so với thực tế lạm phát năm 2014 là 2%, mặc dù lạm phát giá sản xuất đã âm trong 36 tháng. PBOC cũng đã tham dự môi trường tỷ giá hối đoái ổn định trong năm nay, sự mất giá lao dốc của đồng yên Nhật Bản, đồng Euro và các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi so với đồng USD sẽ thúc đẩy sự ổn định toàn cầu.

Các chính sách này phản ánh một quyết tâm đáng kể để tiếp tục trên con đường cải cách cơ cấu, bất chấp những cơn gió ngược mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài. Chính phủ Trung Quốc dường như có một tầm nhìn dài hạn rõ ràng.

Quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn

Quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, dường như bỏ qua quá trình học tập thích nghi của đất nước, về cả tình hình kinh tế, ngoại giao, quân sự và chính sách xã hội. Quá trình này - đặc trưng bằng cách thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Bởi vì chưa có nền kinh tế nào  từng có kinh nghiệm phát triển nhanh chóng trên một quy mô lớn như vậy, cách duy nhất để quản lý phát triển của Trung Quốc là như Đặng Tiểu Bình đã nói "qua sông bằng những tảng đá."

Phương pháp hoạch định chính sách thích ứng của Trung Quốc đã tạo ra cả những thất bại đáng nhớ như việc các thị trường không thể hoạt động, đóng cửa, và cả những thành công ngoạn mục chẳng hạn như các mô hình sản xuất hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Một số thử nghiệm đã có kết quả đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, nhưng cũng góp phần vào các vấn đề như công suất công nghiệp dư thừa, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, và tạo nên những thành phố ma.

Trong một bối cảnh thử nghiệm, hậu quả không lường trước được như vậy là điều dễ hiểu. Ngăn chặn một kết cục như vậy đòi hỏi phải có những nỗ lực để điều chỉnh sự tăng trưởng bình thường mới của Trung Quốc không đi xa hơn các chính sách duy trì tăng trưởng kinh tế. Cải cách phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy tính dung hợp, tiến đến bền vững môi trường, thúc đẩy đổi mới và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ độ bền và khả năng thích ứng. Bây giờ, Trung Quốc phải làm như vậy một lần nữa, bằng cách bảo đảm rằng sẽ phát triển một cách hiện đại, ổn định và bền vững hơn. Điều này đòi hỏi phải Trung Quốc phải xây dựng được những nền tảng về mặt thể chế và thiết lập các luật định rõ ràng, nguyên tắc minh bạch, để khuyến khích các hoạt động thử nghiệm và đổi mới làm cơ sở để thoát khỏi những sai lầm về quản lý trong quá khứ.


*Bài viết trình bày quan điểm của chuyên gia kinh tế Andrew Sheng và Xiao Geng tại Viện Toàn cầu Fung (Fung Global Institute).

- Andrew Sheng là nghiên cứu viên suất sắc tại Viện Toàn cầu Fung (Fung Global Institute) và là thành viên của Hội đồng tư vấn Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme — UNEP) về lĩnh vực Tài chính bền vững. Andrew Sheng là cựu chủ tịch của Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC) Hồng Kông, và hiện đang là một giáo sư trợ thỉnh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Cuốn sách mới nhất của ông là Từ Châu Á đến Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu (From Asian to Global Financial Crisis).

- Xiao Geng là giám đốc nghiên cứu tại Viện Toàn cầu Fung.

>> Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM