Trung Quốc đứng ở đâu trong danh sách các thương hiệu hàng đầu thế giới?

24/10/2013 13:45 PM |

Chẳng ở đâu hết.

Nội dung nổi bật:

- Kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh là vậy nhưng xét trong các danh sách thương hiệu quốc tế, dấu ấn của Trung Quốc hãy còn rất nhạt nhòa.

- Nguyên nhân: Thiếu môi trường năng động coi trọng sự sáng tạo.

· Do ảnh hưởng văn hóa, quan niệm, các doanh nghiệp, người tiên phong tại Trung Quốc không được đề cao bằng "người lao động cần cù".

· Doanh nghiệp Trung Quốc thiếu điều kiện tự do và ưu đãi, đã thế lại còn xuất phát từ mục tiêu "tận dụng tối đa nguồn lực và sinh lời nhanh" chứ không từ khách hàng.


Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc đã có những bước phát triển nhảy vọt và đang trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng các doanh nghiệp nước này chưa một ai lọt được vào danh sách Các thương hiệu hùng mạnh nhất (Most Powerful Brands) của Forbes và Những thương hiệu tốt nhất thế giới (Best Global Brands) của Interband.

Tại sao Trung Quốc không đi sâu vào phát triển thương hiệu quốc tế?

Rất đơn giản, đất nước này thiếu hụt một nguồn lực quan trọng góp phần vào việc phát triển thương hiệu, đó là: các doanh nghiệp theo trường phái Schumpeter.

Quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ JosephSchumpeter (1883-1950) là đề cao thực hiện những sáng kiến mới. Đó là quá trình xóa bỏ những sản phẩm, ngành nghề cũ kỹ, từ đó phát triển những sản phẩm hoàn toàn mới, làm thay đổi cuộc sống người tiêu dùng (ví dụ như iPhone) đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nghề mới.

Đất không có cây mọc từ đâu?

Doanh nghiệp Schumpeter là nguồn tài nguyên đặc biệt, độc đáo, không thể mua bán trên thị trường hay được tạo nên dưới sự áp đặt của chính phủ mà phải được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường giải phóng sức sáng tạo, trí tưởng tượng và sự khéo léo, các cá nhân được sống "cuộc sống trải nghiệm", khám phá các ý tưởng kinh doanh mới để tạo ra sự giàu có và thịnh vượng. 

Cách thức kinh doanh này phải thấm nhuần tư tưởng tự do và được đặt trong một nền văn hóa tôn trọng, đãi ngộ các nhà phát minh, doanh nghiệp và người đi tiên phong.

Nhưng rõ ràng môi trường này không hề có ở Trung Quốc. Quan điểm cơ bản của Schumpeter không mấy giao hòa với nền văn hóa Nho giáo đã ăn sâu vào các giá trị hiện tại. Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, những nguyên tắc đã được thiết lập rất hiếm khi tỏ ra tôn trọng những nhà phát minh, doanh nghiệp và người tiên phong.

Xã hội Trung Quốc từ thời kỳ tiền Cộng sản, tới Cộng sản và nhất là Cách mạng Văn Hóa rất ít tôn trọng những người làm ăn vì doanh nghiệp bị gắn mác là giai cấp tư sản, thế lực tư bản hút máu giai cấp công nhân. Tư tưởng Nho giáo và thái độ thù ghét thương nhân của Trung Quốc khi ấy đối lập hoàn toàn với châu Âu năng động về kinh tế, từng trải qua những dấu mốc như Phục Hưng, Cải cách và thấm nhuần tư tưởng của nhà kinh tế học Francis Bacon.

Nhưng thậm chí đến thời tự do hóa kinh tế, các khái niệm kinh doanh cơ bản ở nơi đây vẫn khác xa so với phương Tây và một vài quốc gia châu Á khác. 

Theo họ, doanh nhân phải là những "anh hùng lao động", lớp người cần cù hàng đầu của xã hội chứ không phải những người tiên phong, chấp nhận rủi ro để tìm kiếm và nắm bắt thị trường. Quan điểm đó không thể cho ra đời những Apple, Microsoft và Google, thay vào đó là những cỗ máy chỉ biết sản xuất hàng loạt để phục vụ những nhà sáng tạo khác như Foxconn.

Doanh nghiệp muốn phát triển cũng không đủ điều kiện

Không phải vì người Trung Quốc không có khả năng hay kiến thức để đổi mới hay tại các nhà lãnh đạo thiếu thiện chí, đúng hơn là phải truy nguồn từ bản chất của các công ty, chính họ không thể theo đuổi và bắt kịp nhu cầu công nghệ mới và thị trường toàn cầu.

Mặc dù thời kỳ sau tự do hóa đã có những cải cách nhất định nhưng doanh nghiệp Trung Quốc phần lớn vẫn thiếu thông tin, thiếu tự do và những ưu đãi cần thiết để phát triển sản phẩm tiên phong vì bị chính phủ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trong khuôn khổ này, các doanh nghiệp bắt đầu từ phía cung thị trường, xuất phát từ nguồn lực, chứ không phải từ phía cầu xuất phát từ khách hàng như trong kinh tế thị trường. Quan điểm này chỉ hợp lý khi đứng từ phía các nhà hoạch định Trung Quốc đang chỉ huy nguồn lực khổng lồ và nóng lòng tìm ra cách tận dụng siêu tốc và tạo ra tăng trưởng ngắn hạn.

Thực chất, không phải công ty nào ở Mỹ cũng thấu hiểu và áp dụng cách nghĩ này. Rất nhiều công ty công nghệ từ Eastman Kodak cho đến Hewlett-Packard, và BlackBerry (trước đây có tên là Research in Motion) từ một doanh nghiệp định hướng khách hàng giờ đã thụt lùi thành doanh nghiệp định hướng sản xuất và hứng chịu đủ hậu quả. 

Có người cho rằng văn hóa, thái độ kinh doanh của Research in Motion có nét giống với cấu trúc cứng nhắc của chính quyền Trung Quốc. Phải chăng đây là lý do tại sao Research in Motion không thể phát triển một thứ gì đó như iPhones?

Một số tên tuổi quen thuộc của Trung Quốc như Xiaomi, YY Inc., Baidu, Lenovo, Little Swan, Haier Group, Legend Group, và Panda đã đạt được tiến bộ đáng kể nhưng muốn chen chân được vào danh sách thì cần phải trải qua một chặng đường dài.

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM