Tiền mua 1 ô tô Việt Nam có thể mua 2,5 xe tại Indonesia

21/10/2013 14:50 PM |

Indonesia và Thái Lan đang có những bước đi nhằm đạt tham vọng thống lĩnh thị trường xe giá rẻ khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.

Nội dung nổi bật:

- 5 năm trước Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phát triển dòng xe cỡ nhỏ, giá rẻ với quy định chỉ từ 4.400-7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5lits/100 km, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%. Phân khúc xe nhỏ đang phát triển rất nhanh, chiếm 40-45% thị trường xe thương mại tại Indonesia.

- Với những gì đã làm được, Thái Lan và Indonesia chắc chắn sẽ trở thành trung tâm sản xuất ô tô cho cả vùng Đông Nam Á, đặc biệt là xe giá rẻ. 

-  Trong khi đó Việt Nam muốn có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhưng lại hạn chế tiêu dùng bằng cách đánh thuế cao. Chính sách thay đổi liên tục ảnh hưởng lớn kế hoạch và niềm tin của các DN trong lĩnh vực này.



Tại Indonesia, 5 năm trước, Chính phủ nước này đã lên kế hoạch phát triển dòng xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Trong danh mục ưu tiên, giá xe này được quy định chỉ từ 4.400 đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%.

Ngay lập tức chính sách này được các DN ô tô hưởng ứng. Chỉ riêng các hãng xe Nhật đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào đây và sản xuất khoảng 500.000 xe/năm. Năm 2013, hàng loạt các mẫu xe nhỏ giá rẻ thân thiện môi trường đã đua nhau ra mắt tại quốc đảo này, với giá bán trung bình từ 6.600 đến 8.900 USD, xe động cơ 1.0L.


ô tô, trung tâm, chính sách, thị trường, DN, công nghiệp, hỗ trợ, AFTA, thuế, giá rẻ, xe nhỏ, Indonesia, Thái Lan.
Cuộc đua giá xe phân khúc trung bình 500-600 triệu đang bùng nổ ở Việt Nam (ảnh SGTT)

Phân khúc xe nhỏ đang phát triển rất nhanh, chiếm 40-45% thị trường xe thương mại tại Indonesia. Quốc đảo này đã thành công khi biến chiến lược ô tô giá rẻ thành hiện thực, với khoảng 1 triệu xe xuất xưởng năm 2012.

Tại Thái Lan, xe tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ cũng rất thành công với dự án "eco-car" của Chính phủ. Từ năm 2009, có 5 hãng tham gia chương trình gồm Nissan, Honda, Suzuki, Misubishi và Toyota.

Các sản phẩm thuộc chương trình "eco-car" phải có mức tiêu hao nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro4 và được ưu đãi giảm thuế với mức cao. Ngoài ra, Chính phủ Thái còn có chính sách hỗ trợ khách hàng mua xe lần đầu khi giảm 3.200 USD thuế tiêu thụ đặc biệt.

Với những gì đã làm được, Thái Lan và Indonesia chắc chắn sẽ trở thành trung tâm sản xuất ô tô cho cả vùng Đông Nam Á, đặc biệt là xe giá rẻ. Ngoài tiêu thụ nội địa, giúp người dân có mức thu nhập từ trung bình đến thấp có cơ hội sở hữu xe hơi, còn đặt mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường Đông Nam Á khi thuế nhập khẩu ô tô cắt giảm về 0% vào năm 2018.

Việt Nam đắt đỏ đến bao giờ?

Bắt đầu từ 1995, Việt Nam đã manh nha phát triển ngành công nghiệp ô tô. Hơn 10 DN ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe, nhưng đến nay vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp và chủ yếu là các linh kiện giản đơn.

Ngày 5/10/2004, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đặt ra nhiều mục tiêu lớn lao. Mới đây, Bộ Công Thương tổng kết lại thì trong các tiêu chí đề ra, chỉ duy nhất có xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là vượt; còn tất cả các mục tiêu khác từ sản lượng xe đến tỷ lệ nội địa hóa... đều không đạt.

ô tô, trung tâm, chính sách, thị trường, DN, công nghiệp, hỗ trợ, AFTA, thuế, giá rẻ, xe nhỏ, Indonesia, Thái Lan.

Các mục tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô như: sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động... đều thất bại thảm hại. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ rất kém phát triển. Đến nay, cả nước có khoảng 210 DN tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ôtô, nhưng sản phẩm chủ yếu đều là các linh kiện giản đơn, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp. Tổng số DN hỗ trợ tại Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 so với Thái Lan.

Thị trường bị bóp nghẹt, chính sách thay đổi liên tục và đầy mâu thuẫn là những lý do chính dẫn đến thất bại. Mâu thuẫn ở đây là Việt Nam muốn có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhưng lại hạn chế tiêu dùng bằng cách đánh thuế cao. Trong vòng hơn 10 năm, tính từ 2003 đến nay, chính sách ô tô đã thay đổi hàng chục lần, thậm chí trong 1 năm mà 3-4 lần thay đổi, làm thị trường bất ổn, ảnh hưởng lớn kế hoạch và niềm tin của các DN trong lĩnh vực này.

Hệ quả là các DN ô tô chỉ duy trì lắp ráp, chẳng thiết đầu tư thêm, công nghiệp hỗ trợ không phát triển được. Vì thế, sau cả chục năm trời, hơn 10 liên doanh ô tô mới chỉ đầu tư số vốn khoảng 1 tỷ USD, bằng vốn đầu tư của một hãng như Ford hay Toyota tại Thái Lan.


Cho đến hiện tại, khi chỉ còn 5 năm nữa thời điểm cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô về 0%, theo Hiệp định AFTA, có hiệu lực thì lúc đó các cơ quan chức năng mới nhìn nhận lại và mới tính đến chuyện thay đổi chính sách để giữ chân các nhà đầu tư cũng như xây dựng một ngành công nghiệp hướng tới đáp ứng nhu cầu phổ cập ôtô...

Tuy nhiên, các chính sách dự kiến đưa ra đến nay vẫn chưa thống nhất. Theo đề xuất của Bộ Công Thương thì dòng xe chiến lược cần phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.0L, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc từ 40% trở lên, nhưng có ý kiến lại muốn giảm xuống còn 25%. Ban đầu, dòng xe chiến lược khi nội địa hóa được 40% sẽ ưu đãi giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và lê phí trước bạ, song đến nay chỉ còn ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt 75% mà thôi.

Chỉ còn 3 năm nữa là đến thời điểm 2018. 3 năm, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tạo được nền tảng để phát triển? Hay khi đó, với dân số đông và nhu cầu về ô tô tăng cao sau 2020, Việt Nam dễ dàng trở thành thị trường béo bở cho xe nhập khẩu?

Khi đó, những mẫu xe giá rẻ được sản xuất tại Indonesia và Thái Lan có giá dưới 10.000 USD sẽ tràn ngập Việt Nam. Nhưng tất nhiên, về đến Việt Nam có xe sẽ đắt gấp 3 lần. Ở Indonesia, 200 triệu người dân có thể chọn mua xe, còn ở Việt Nam có 500 triệu người thì giấc mơ ô tô vẫn xa vời.

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM