Thế giới đang quay lưng với toàn cầu hóa?

08/09/2014 14:40 PM |

Các nước đang đặt lợi ích quốc gia “nhỏ hẹp” lên trên lợi ích toàn cầu. Và, những biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga chỉ là một phần của câu chuyện.

“Nhiều dấu hiệu cho thấy thế giới sẽ lại “quay lưng” với toàn cầu hóa khi mà phương Tây đang tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Nga”. Một quan chức cấp cao của Đức đã đưa ra dự đoán này tại Diễn đàn Trung Quốc-Stockholm (Stockholm China forum), hội nghị thường niên do Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund) tổ chức. 

Thực tế đã chứng minh, các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Nga sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn là giải quyết mâu thuẫn. Phá giá tiền tệ đã diễn ra một thời gian dài trước khi tổng thống Nga - Vladimir Putin châm ngòi nổ cho cuộc chiến tại Ukraine.

Tại thời điểm này, những chỉ trích gay gắt của phương Tây lên Nga dường như đã quá muộn. Bởi trên mỗi bước đi, tổng thống Nga Putin đều “tận dụng” triệt để sự do dự của Mỹ và sự chia rẽ của các nước châu Âu.

Một số chuyên gia kinh tế thế giới đã sớm nhận ra những tác động ngược lại khi châu Âu thực hiện lệnh trừng phạt với Nga. Mỹ và châu Âu đang dần phá vỡ mô hình kinh tế mở trên toàn thế giới sau hàng loạt “đòn trừng phạt” về kinh tế đối với Nga. Sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia không thể đi cùng những biến động về chính trị, an ninh. Câu hỏi đặt ra là, nếu Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục theo đuổi những lợi ích “ngắn hạn’ của mình, thì các cường quốc mới trên thế giới sẽ phải tham gia vào sân chơi nào để đảm bảo được quyền lợi kinh tế cũng như an ninh quốc gia?

Việc xây dựng kỷ nguyên toàn cầu hóa ở thời điểm hiện tại không còn là một thước đo đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của các nước trên thế giới. Nước Mỹ đã không nhận ra lợi ích quốc gia quan trọng trong việc duy trì trật tự phân phối quyền lực cho các đối thủ. Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước còn lại không sẵn sàng đứng lên bảo vệ chủ nghĩa đa phương. Do vậy, nếu không có một đích đến cụ thể, toàn cầu hóa sẽ chỉ như “bong bóng xà phòng”.

Trong vài thập gần đây, tài chính và internet trở thành những kênh truyền thông hiệu quả và rõ ràng nhất kết nối thế giới. Vốn tài chính và truyền thông kỹ thuật số đã vượt khỏi biên giới quốc gia và rút ngắn khoảng cách giữa các nước, các thể chế chính trị, xã hội. Các chính sách đổi mới tài chính đã tạo nên vòng luân chuyển thặng dư khổng lồ làm gia tăng “chóng mặt” số lượng người mua biệt thự đắt tiền ở Trung Mỹ hay các nhà đầu cơ khôn ngoan ở Costa del Sol. Các “ông lớn” trong ngành ngân hàng xoay vòng vốn dựa trên thỏa thuận Washington.

Tuy nhiên, đó chỉ còn là quá khứ. Khi khủng hoảng chính trị diễn ra, tài chính quốc gia được tái quốc hữu hóa, nhiều ngân hàng rút lui do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ mới. Hợp tác tài chính châu Âu sẽ bị đảo chiều và dòng chảy vốn toàn cầu sẽ chỉ bằng một nửa so với con số đỉnh điểm thời kỳ tiền khủng hoảng.

Một đặc điểm quan trọng của toàn cầu hóa trong thế giới công nghệ hiện đại là mọi người ở bất cứ nơi đâu đều có thể tiếp cận ngồn thông tin giống nhau. Tuy nhiên, điều này đã sụp đổ vì mâu thuẫn chính trị và lo ngại bảo mật. Chính quyền Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước trên thế giới đã cấm người dân sử dụng các công cụ kỹ thuật số như mạng xã hội, Facebook … Trong khi đó, các nước châu Âu đang nỗ lực bảo vệ mình khỏi các cơ quan tình báo Mỹ và chủ nghĩa độc quyền của những “gã khổng lồ” công nghệ.

Hệ thống mậu dịch tự do đang dần bị phá vỡ. Sự sụp đổ của vòng đám phán Doha đồng nghĩa với việc thỏa thuận hiệp định tự do thương mại toàn cầu bị hủy bỏ. Các nền kinh tế phát triển đang nỗ lực tìm kiếm sự hợp tác và liên minh khu vực (như Liên minh hợp tác xuyên Thái Bình Dương hay Liên minh đầu tư thương mại xuyên Đại Tây Dương …). Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi đang cố gắng xây dựng mối quan hệ song phương lẫn nhau. Sau những nỗ lực thuyết phục quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bất thành, các nước Brics đã thành lập quỹ tài chính cho riêng mình.

Tình hình chính trị trong nước, quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam, cũng góp phần đẩy mạnh xu hướng này. Trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây hết sức thận trọng trước vấn đề toàn cầu hóa, thì rất nhiều người đã từng ủng hộ họ lên tiếng phản đối một cách gay gắt. Toàn cầu hóa ở Mỹ và châu Âu được coi như một món hàng tự sinh lời – bất cứ ai cũng có thể là người chiến thắng. Điều này có vẻ không đúng với tầng lớp trung lưu mà chỉ đúng với nhóm 1% có thể tận dụng lợi ích của hội nhập kinh tế thế giới.

Cùng với các nước phía Nam tăng cường những quy định đã có từ lâu, việc Trung Quốc gia nhập WTO là một trong những sự kiện lớn của thế kỷ này – mặc dù quyền lực mới đã cho thấy tham vọng yếu ớt trước vấn đề đa phương hóa. Trật tự cũ được xem như một công cụ bá chủ của nước Mỹ, trong khi Ấn Độ đã bỏ qua những nỗ lực cuối cùng nhằm gia nhập WTO.

Toàn cầu hóa đòi hỏi một lực đẩy – một kim chỉ nam, một hệ thống quyền lực và sự quản lý toàn cầu đủ để đảm bảo các quy định được tuân thủ chặt chẽ. Nếu không xây dựng được thể chế chính trị đảm bảo lợi ích quốc gia trong vấn đề hợp tác đôi bên, cơ cấu kinh tế sẽ lâm vào tình trạng trì trệ và mục nát. 

Các nước đang đặt lợi ích quốc gia “nhỏ hẹp” lên trên lợi ích toàn cầu. Và, những biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga chỉ là một phần của câu chuyện. 

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM